Trong bài trước nói về đoạn đường Catinat/Tự Do, chúng ta đã đi từ phía bờ sông Sài Gòn, nơi có khách sạn Majestic cho đến đoạn ngã tư Tự Do – Nguyễn Văn Thinh (nay là Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi).

Xin xem lại trong link sau đây: https://nhacvangbolero.com/nhung-con-duong-sai-gon-xua-phan-3-catinat-tu-do-con-duong-phon-hoa-tap-1/

Ở phần này, chúng ta tiếp tục đi sâu vào trong một chút nữa, đến ngã 3 Tự Do – Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi – Đông Du), là nơi tọa lạc của phòng trà ca nhạc – vũ trường Tự Do danh tiếng, nằm ở số 80 đường Tự Do của ông Ngô Văn Cường sở hữu. Nơi đây từng vang lên tiếng hát của hầu hết những ca sĩ một thời lừng lẫy, đặc biệt là Bích Chiêu, Khánh Ly, Lệ Thu…

Cũng tại góc phố này, nhạc sĩ Trường Sa đã viết: Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng… (Xin Còn Gọi Tên Nhau)

Hãy xem một số hình ảnh về vũ trường này sau đây:

Vũ trường Tự Do năm 1962
Vũ trường Tự Do năm 1968
Ngay bên tay phải của vũ trường Tự Do là nhà hàng Kim Hồng
Vũ trường Tự Do về đêm
Bên trong phòng trà, vũ trường
Trước khi vũ trường Tự Do ra đời, nơi này là Hộp đêm “La Croix du Sud” tại góc Catinat – Amiral Dupré

Hiện nay, vị trí này là số 80 Đồng Khởi, đang được thương hiệu cafe Trung Nguyên Legend kinh doanh.

Ngay góc ngã 3 đường còn có cửa hàng mỹ nghệ Handicraft với mái hiên ấn tượng, gắn đèn sắp xếp kiểu trời sao, buổi tối bật đèn lung linh cả một góc phố.

Hình dưới đây là đứng từ ngã 3 Tự Do – Thái Lập Thành, ngay vị trí cửa hàng mỹ nghệ Handicraft nhìn ngược lại về phía ngã 4 Tự Do – Nguyễn Văn Thinh. Bên trái là vũ trường Tự Do, bên phải của hình là nhà hàng Kim Cương.

Hình dưới đây có góc nhìn rộng hơn của đoạn này:

Nhà hàng Kim Cương ở đối diện bên kia đường của vũ trường Tự Do, ngay bên tay phải là hiệu thuốc PHARMACIE DE FRANCE.

Ở dưới hình này, chụp đường Tự Do về đêm, cũng ở ngay đoạn đường này (nhưng ở ở thời điểm sau đó vài năm), phía bên trái chúng ta có thể thấy hiệu thuốc PHARMACIE DE FRANCE. Xa hơn nữa là góc phố Tự Do – Nguyễn Thiếp, nơi có tiệm BRODARD danh tiếng. Sau 1975, tên đường này đổi thành Nguyễn Thiệp (là tên sai).

Hình ảnh dưới đây là đứng từ vũ trường Tự Do nhìn về phía ngã 3 Tự Do – Nguyễn Thiếp. Hình này được chụp năm 1965, khi mà hiệu thuốc Normandi có từ thời Pháp thuộc vẫn còn. Kế bên đó là hiệu giày Bata cũng có từ thời Pháp.

Cùng 1 góc ảnh đó, nhưng hình dưới đây đợc chụp từ thập niên 1940. Có thể thấy lúc này đã có cửa hàng Bata ngay giữa hình.

Khoảng cuối thập niên 1960, có một khách sạn tên là Tự Do được mở, cách Bata chỉ 2 căn nhà như trong hình dưới đây.

Một số hình khác cùa khách sạn Tự Do:

Đường Tự Do nhìn về phía trung tâm thành phố. Bên trái là Bata, kế Bata là Brodard nằm ở ngay góc Tự Do – Nguyễn Thiệp

Ở hình dưới đây, bạn có thể thấy cửa hàng Bata và Brodard nằm sắt nhau ở góc đường Tự Do – Nguyễn Thiếp.

Cả 2 tiệm Bata và Brodard này đều đã có từ thời Pháp thuộc như hình dưới đây:

Cửa hiệu Bata năm 1979
Góc đường Tự Do – Nguyễn Thiếp
Đứng ở đường Tự Do nhìn vô đường Nguyễn Thiếp. Phía bên kia là đường Nguyễn Huệ

Từ ngã 3 Tự Do – Nguyễn Thiếp đi đến nữa là sẽ đến đại lộ Lê Lợi, công trường Lam Sơn, Phòng Thông Tin Đô Thành ngay góc ngã 3 có Nhà Hát Thành Phố (Nhà Quốc Hội, Hạ Nghị Viện).

Những hình dưới đây là đoạn đường Tự Do ở giữa Nguyễn Thiếp và Lê Lợi, nối liền khối với Phòng Thông Tin:

Phía xa là góc Tự Do – Nguyễn Thiếp, bên phải là dãy nhà nối với Phòng Thông Tin. Người chụp đang đứng ngáy góc đèn đỏ của Tự Do – Lê Lợi, ngay gần Caravelle Hotel

Hình bên trên là Phòng Thông Tin bên cạnh công trường Lam Sơn. Đối diện bên kia đường của Phòng Thông Tin Đô Thành, là nơi tổ chức nhiều buổi triển lãm nghệ thuật của VNCH. Đối diện với Phòng Thông Tin bên kia đường Tự Do là khách sạn Caravelle danh tiếng, xin được dành cho bài viết phần 3 nói về đường Tự Do sẽ được đăng sau.

Góc giao lộ Tự Do – Lê Lợi được chụp từ Caravelle Hotel

Đông Kha – Nguồn: nhacvangbolero.com
Nguồn hình ảnh: manhhai flickr

—-

Toàn bộ bài viết được đăng trên nhacvangbolero.com hoàn toàn thuộc bản quyền của nhacvangbolero.com, đề nghị ghi rõ nguồn khi copy để tránh những sự cố về khiếu nại bản quyền. Xin cám ơn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here