Mời các bạn xem lại những hình ảnh được chụp hơn 100 năm trước ở Sài Gòn (khoảng thời gian 1921-1922). Qua những tấm ảnh đặc biệt này, bánh xe thời gian như là được xoay ngược lại để chúng ta có thể nhìn được về một thế kỷ trước và ôn cố tri tân.

Đó là tiệm ảnh mang tên Photo Studio trong hình ở bên trên, nằm ngay sát bên cạnh Continental Palace trên đường Catinat (sau này là đường Tự Do). Đây là một cơ sở nhiếp ảnh lâu đời, từ cuối thế kỷ 19 thuộc sở hữu của nhà nhiếp ảnh Louis Talbot. Sau đó Louis Talbot rời Sài Gòn thì giao cửa tiệm lại cho người làm thuê thân tín là Jean-Pierre Trong. Sang đến đầu thế kỷ 20, tiệm ảnh này của bà Terray, sau đó nhượng lại cho Ludovic Crespin.

Bên trên là một hình ảnh của Ludovic Crespin chụp cảnh lễ hạ thuỷ tàu chở hàng (cargo) Albert Sarraut tại xưởng đóng tàu Ba Son ngày 16-4-1921.

Tàu Albert Sarraut được đặt theo tên của Toàn quyền Đông Dương, người đã có hai nhiệm kỳ nắm quyền, lần đầu là 1911-1914, lần 2 từ 1917 đến 1919.

Đây là con tàu bọc thép dài 90m, rộng 12m, trọng lượng 3100 tấn, được xưởng Ba Son chế tạo theo mô hình Marie – Louise, nghĩa là hoàn thành theo kiểu càng nhanh càng tốt (có lẽ vì vậy mà tàu không đảm bảo về chất lượng, thường bị hư hỏng khi sau khi được đưa vào sử dụng).

Tàu Albert Sauraut là con tàu đầu tiên trong 3 con tàu nổi tiếng được đóng là Việt Nam, lần đầu tiên ở đây đóng được con tàu hiện đại như vậy. Tuy nhiên nồi hơi của tàu (thiết bị sử dụng năng lượng của chất đốt để cung cấp hơi nước cho động cơ) thì được nhập từ Pháp. Sau khi con tàu được hoàn thành thì doanh nhân người Việt nổi tiếng Bạch Thái Bưởi là người đầu tiên thuê được tàu Albert Sarraut.

Bạch Thái Bưởi là nhà tư sản nổi tiếng kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, là một trong những người giàu nhất Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Hình bên trên là cổng thành Ông Dèm, ngày nay vẫn còn, nằm ở 2 bên đường Đinh Tiên Hoàng đoạn giao với đường Lê Duẩn – Tô Đức Thắng, nay 1 bên là một phần của trường ĐH KHXN&NV, một bên là khoa Dược, trường ĐH Y Dược.

Vị trí này từng là cổng thành Gia Định (thành Phụng) của triều Nguyễn, được vua Minh Mạng cho xây dựng sau khi dẹp loạn Lê Văn Khôi và san bằng thành Quy (thành Phiên An) được vua Gia Long xây trước đó.

Khi đánh chiếm Gia Định, quân Pháp hạ thành Phụng và hỏa thiêu tan tành. Trên đống gạch vụn của phế thành, người Pháp đã xây dựng 1 thành mới có quy mô bằng 1/2 của thành Gia Định, nằm trong phạm vi thành cũ, dân Sài Gòn gọi đây là thành Ông-Dèm, đọc trại từ chữ Pháp onzième (nghĩa là thứ 11). Sở dĩ như vậy là do thành này là nơi đồn trú của Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 11 của Pháp.

Thành Ông Dèm gồm 3 dãy nhà, ngoài 2 dãy nhà bên ngoài (như trong hình) thì có thêm 1 dãy ở bên trong khi đi vào cổng.

Hình này là tòa nhà nằm bên trong thành Ông-Dèm, doanh trại Trung đoàn 11 Bộ binh Thuộc địa. Sau năm 1955, tòa nhà này là 1 trong 3 khối của thành Cộng Hòa. Đến năm 1963, thành Cộng Hòa bị phế bỏ, tòa nhà trong hình được cắt ra làm đôi để đường Đinh Tiên Hoàng đi xuyên qua chính giữa, một bên tòa nhà thành trụ sở trường Đại học Văn Khoa, bên còn lại là trường ĐH Canh Nông. Lưu ý là trước năm 1955, khi thành Cộng Hòa vẫn còn thì đường Cường Để (nay là Tôn Đức Thắng) không nối liền với đường Đinh Tiên Hoàng như hiện nay, mà bị ngăn cách bởi thành Cộng Hòa. Nói cách khác, tòa nhà trong hình bên trên nằm chắn ngang giữa hai đường Cường Để và Đinh Tiên Hoàng.

Phòng Canh Nông ở góc đường Chasseloup Laubat – Massiges (tên thường thời điểm năm 1922. Từ năm 1955-1975, đây là trụ sở Cảnh Sát Quốc Gia ở góc đường Hồng Thập Tự – Mạc Đĩnh Chi, nay là góc Nguyễn Thị Minh Khai – Mạc Đĩnh Chi.

Phòng Thương Mại Sài Gòn trên Quảng trường Rigault de Genouilly (nay là Công trường Mê Linh). Tòa nhà này nằm khoảng giữa hai đầu đường Hồ Huấn Nghiệp và Phan Văn Đạt (thời Pháp là Rue Turc và Rue Doudart de Lagrée), ngày nay vẫn còn và là một quán bar. Tòa nhà này được xây dựng vào năm 1867, là tòa nhà cơ quan quản lý thương mại đầu tiên của Sài Gòn. Đến năm 1927, ᴄhính qᴜyền thuộc địa qᴜyết định xây 1 tɾụ sở ρhònɡ thươnɡ mại lớn hơn, hᴏành tɾánɡ hơn ở nɡay bên ɾạᴄh Bến Nɡhé νà khánh thành năm 1928, đượᴄ thiết kể ρhᴏnɡ ᴄáᴄh tân ᴄổ điển, ᴄó ᴄhút ảnh hưởnɡ từ ᴄả kiến tɾúᴄ Chăm νà Khmеɾ, đó chính là tòa nhà Hội trường Diên Hồng – trụ sở Thượng Nghị Viện của thời đệ nhị cộng hòa (nay là sở giao dịch chứng khoán).

Tòa nhà này thường được biết đến với tên gọi Dinh Thượng Thơ, nằm ở góc đường Catinat – Lagrandiere (Tự Do – Gia Long), nay là Đồng Khởi – Lý Tự Trọng.

Ngày nay, tòa nhà này nằm ở địa chỉ số 59-61 Lý Tự Trọng, trụ sở của Sở Thông Tin – Truyền Thông. Tòa nhà được xây chỉ vài năm sau khi Pháp chiếm được Nam Kỳ, là trụ sở Nha giám đốc Nội vụ, có vai trò điều hành trực tiếp của các thanh tra sự vụ bản xứ về toàn bộ vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa.

Đến năm 1888, chức năng của cơ quan này được nhập vào Thơ Ký Thống đốc Nam kỳ ở góc đường Catinat – d’Espagne (nay là Lê Thánh Tôn) sát bên Dinh xã Tây (Tòa Đô Chánh), bản đồ năm 1890 cho thấy một tòa nhà quy mô lớn hơn được xây dựng như hiện nay, thành một khối nhà liền kề với Dinh Xã Tây. Vào đầu thế kỷ 20, cơ quan này còn có tên là Văn phòng Chính phủ.

Từ sau năm 1955, nơi này là trụ sở Bộ Kinh tế của chính quyền VNCH.

Đường quai de Belgium (nay là đại lộ Võ Văn Kiệt) nhìn về phía cột cờ Thủ Ngữ. Bên trái là kho kiểm hàng hóa của Sở quan thuế, nằm ở vị trí sát cầu Khánh Hội ngày nay.

Hình này chụp cùng một hướng với hình bên trên, nhưng ở góc nhìn xa hơn, có thể thấy được lối vô cầu Khánh Hội ở bên tay phải hình (chỗ cột đèn). Hình này chụp góc đường quai de Belgium (Bến Bỉ Quốc – nay là Võ Văn Kiệt) và đường Georges Guynemer (nay là Hồ Tùng Mậu). Thời đó cầu Khánh Hội cũ không nối qua bến Bạch Đằng như hiện nay, mà nối đường Georges Guynemer với đường Jean-Eudel (nay là Hồ Tùng Mậu – Nguyễn Tất Thành) để sang Cảng Sài Gòn.

Ở giữa hình là xe buýt Lộ trình A: Tân Định – Xưởng Ba Son – Chợ Sài Gòn.

Một hình khác có cột cờ Thủ Ngữ, đường trong hình lúc này mang tên là quai Le Myre de Vilers, đến 1955 đổi tên thành Bến Bạch Đằng).

Cầu Mống bắc qua rạch Bến Nghé, là cây cầu xưa nhất còn lại cho đến nay vẫn giữ nguyên được kiến trúc nguyên thủy.

Cây cầu bằng thép kiên cố này được công ty vận tải hàng hải Messageries Maritimes bỏ vốn xây dựng vào năm 1893, dài 128m, rộng 5.2m, lề bộ hành rộng 0.5m, có kiểu dáng mang phong cách cổ điển Âu châu, trông giống cái vòng mống nên dân gian gọi là cầu Mống.

Y viện Phước Kiến được cộng đồng người Hoa thành lập năm 1909 ở Chợ Lớn, chữa bệnh theo phương pháp Đông y. Đến năm 1959, y viện mở rộng thực hiện điều trị theo phương pháp Âu – Mỹ và đổi tên thành bệnh viện Phước Kiến. Từ 1978 đến nay, bệnh viện lấy tên là bệnh viện Nguyễn Trãi.

Thời điểm này, Y Viện Phước Kiến nằm trên đường Cây Mai, sau đó đường đổi tên thành Marechal Joffre, đến năm 1955 đổi tên thành Nguyễn Trãi. Trước khi đại lộ Gallieni (Trần Hưng Đạo) được xây dựng vào khoảng cuối thập niên 1910 thì đường Cây Mai là con đường duy nhất nối Sài Gòn – Chợ Lớn, thời xưa gọi là đường Cái Quan hướng đi về lục tỉnh.

Quân Pháp diễu binh trên đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn), trong hình là loại xe tăng hạng nhẹ.

Một số hình ảnh Nhà Thờ Đức Bà 100 năm trước:

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bắt đầu được xây dựng năm 1877 và hoàn thành cơ bản trong 3 năm, có tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính toà Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, tên tiếng Anh là Immaculate Conception Cathedral Basilica, tên tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Saigon. Đây được xem là một “phiên bản kiến trúc” của Nhà Thờ Đức Bà Paris.

Từ gần 150 năm qua, Nhà Thờ Đức Bà trở thành một trong những biểu tượng không chính thức của Sài Gòn. Trong các bộ tranh ảnh giới thiệu Sài Gòn cả xưa và nay không bao giờ thiếu được sự hiện diện của kiến trúc tôn giáo này. Vì vậy có thể nói “Vương Cung Thánh Đường” là niềm tự hào chung của người Sài Gòn, chứ không phải của riêng người Công Giáo nữa.

Hình ảnh bên trong nhà nguyện của Nhà Thờ

Mặt trước của Nhà Thờ là đầu đường Catinat. Trước nhà thờ là một quảng trường, thời Pháp có tên là Place de la Cathédrale (Quảng trường Nhà Thờ Lớn), ở giữa chính quyền thuộc địa cho dựng bức tượng đồng thể hiện hình tượng giáo sĩ Bá Đa Lộc che chở Hoàng tử Cảnh. Tượng này tồn tại từ năm 1903 đến tháng 10 năm 1945 thì bị phá đi, để lại bệ tượng bỏ trống. Đến năm 1959, tín đồ Công giáo Rôma dựng tượng Đức Bà Hòa Bình tại đây, từ đó khu đất này còn được gọi Công trường Hòa Bình.

 

Tòa Hòa Giải (Justice de Paix) ở số 115 đường Charner,được xây dựng từ thế kỷ 19 và tồn tại cho đến tận năm 1995. Trước khi tòa này được xây dựng thì từ năm 1863, một nhà thờ gỗ được xây dựng ở vị trí này. Đến năm 1880, khi Nhà Đức Đức Bà được xây dựng xong bên đường Catinat thì Nhà thờ gỗ bị dỡ bỏ, nhường chỗ cho Tòa nhà hòa giải. Tòa nhà tồn tại cho đến hơn 100 năm sau, ngày nay vị trí này là cao ốc Sunwah ở số 115 Nguyễn Huệ.

Một trong những công trình nổi tiếng nhất, đồ sộ và tráng lệ nhất của Sài Gòn suốt hơn 100 năm qua, đó là Dinh Xã Tây – Tòa Đô Chánh.

Tòa nhà được xây dựng trong vòng 11 năm và khánh thành vào tháng 2 năm 1909 (tròn 50 năm sau khi Pháp chiếm được Sài Gòn), tại vị trí đắc địa và nhộn nhịp nhất của Sài Gòn, ở phia cuối đường Charner (Nguyễn Huệ) nhìn ra sông Sài Gòn.

Thiết kế ᴄủa tòa Dinh Xã Tây đượᴄ mô ρhỏnɡ thеᴏ kiểᴜ nhữnɡ lầᴜ ᴄhᴜônɡ ở miền Bắᴄ nướᴄ Pháρ. Trong hình bên dưới, có thể thấy tɾướᴄ tòa nhà ɡhi ᴄhữ Hᴏtеl dе Villе, dịᴄh sanɡ tiếnɡ Anh ᴄó nɡhĩa là City Hall, tɾᴏnɡ tiếnɡ Việt ɡọi là Tòa Thị Chính. Tuy nhiên người Việt quen gọi đây là Dinh Xã Tây, theo nghĩa Việt là làng của Tây, nơi các viên chức Pháp làm việc. Công việc của Xã Tây do một viên thị trưởng người Pháp điều hành, và bên cạnh có một Hội đồng thị xã đều do chính quyền thuộc địa chỉ định.

Ban đầu thì 2 dãy nhà 2 bên của Dinh Xã Tây chỉ có một tầng, đến thập niên 1950 được nâng thêm một tầng và nối dài thêm để mở rộng không gian.

Phía trước Dinh Xã Tây là 5 bộ cửa ở lối vào được đúc bằng gang, màu sơn nguyên thủy là màu xanh rắn rỏi. Đây không phải là loại cửa kín bưng, mà được trổ hình hoa văn rất nghệ thuật. Trung tâm mỗi cánh cửa có hình 2 chữ V và S lồng vào nhau. V viết tắt cho Ville còn S chính là Sài Gòn. Ville de Saigon, tiếng Pháp, nghĩa là thành phố Sài Gòn.

Thời VNCH, tòa nhà đượᴄ ɡọi là Tòa Đô Chánh, là nơi làm νiệᴄ νà hội họρ ᴄủa ᴄhính qᴜyền thủ đô.

Khu vực phía trước Dinh Xã Tây, giao lộ Charner và Bonard (từ 1955 đến nay là Nguyễn Huệ – Lê Lợi). Chính giữa giao lộ này là bùng binh Bồn Kèn có thể thấy được trong hình (phía sau người phu kéo xe ở gần bên trái hình), là một bậc cao tầm 2m hình bát giác, là bùng binh đầu tiên của Nam Kỳ. Theo học giả Vương Hồng Sển, kể từ thập niên 1920 (là thời điểm chụp ảnh này), cứ mỗi chiều thứ Bảy, tại bệ này có mấy chú lính san đá thổi kèn, trỗi nhạc Tây cho người dân thưởng thức, nên dân gian gọi thành Bồn Kèn.

Bên phải hình này là một trong những nơi bán xe hơi (auto-hall) đầu tiên của Sài Gòn, thuộc sở hữu của nhà tư sản Pháp – Emile Bainier. Ông Bainier đến lập nghiệp ở Sài Gòn vào năm 1908, ông là người tiên phong đi vào thị trường mới lúc bấy giờ là buôn bán xe hơi ở Sài Gòn, khi đó vừa mới bắt đầu phổ biến trên thế giới, còn ở Đông Dương thì vẫn rất sơ khai. Năm 1909, đích thân ông Bainier đã lái xe buýt để giới thiệu phương tiện chuyên chở công cộng này cho nhiều quan chức và nhân viên chính quyền trên đường phố Sài Gòn. Không lâu sau, ông mở 2 auto-hall – cửa hàng bán xe hơi ở số 21 Bonard và số 100-102 Charner (chính là vị trí trong hình bên trên, nằm sát bên công trường Francis Garnier – tức công trường Lam Sơn).

Auto-hall này rất thành công và đắt hàng, công ty của Bainier xây thêm auto-hall ở đối diện chéo qua bên kia Bùng Binh Bồn Kèn, tức vị trí khách sạn REX ngày nay, trở thành auto-hall lớn nhất vùng viễn đông thời bấy giờ. Ông Bainier mất năm 1941 tại Sài Gòn, vợ con của ông tiếp tục việc kinh doanh đến năm 1953 thì trở lại Pháp, khi đó vợ chồng hoàng thân Ưng Thi (cháu nội của Tùng Thiện Vương) và Nguyễn Thị Nguyệt Nga mua lại tòa nhà Bainier để xây khách sạn REX, nằm đối diện với auto-hall trong hình bên trên.

Diện mạo của dinh Norodom (Dinh Độc Lập) 100 năm trước. Dinh này ban đầu là nơi làm việc của Thống đốc Nam Kỳ. Khi được hoàn thành năm 1871, dinh này được đặt tên là dinh Norodom, theo tên của nhà vua nước Cao Miên. Sở dĩ chính quyền Pháp đặt tên này là muốn thể hiện sự ủng hộ đối với ông vua nước Cao Miên, người đã ký hiệp ước để Pháp đô hộ Cao Miên mà không cần phải tốn một viên đạn nào.

Dinh Norodom mang phong cách kiến trúc tân Baroque, ảnh hưởng từ kiến trúc của Ý. Màu tường nguyên thủy của dinh là vàng nhạt, trên nền đã granit được nhập khẩu từ Pháp. Mặt tiền được trang trí, chạm khắc bằng đá mịn, gian trung tâm có sàn lát đá cẩm thạch.

Năm 1955, tổng thống Ngô Đình Diệm đổi tên dinh Norodom thành Dinh Độc Lập, là nơi trở thành biểu tượng quyền lực của chính quyền, cũng là nơi ở và làm việc của tổng thống.

Năm 1962, dinh này bị phá sập một phần của cánh trái, tổng thống quyết định hủy bỏ dinh cũ và xây lại một Dinh Độc Lập mới hoàn toàn theo thiết kế của kiến trúc sư lỗi lạc Ngô Viết Thụ. Có nhận định cho rằng Ngô Đình Diệm không muốn tòa nhà quan trọng nhất của chính quyền lại là một kiến trúc mang đậm dấu ấn của Pháp thời thuộc địa, nên nhân việc dinh bị hư hại đã cho phá hủy để xây dinh mới mang dấu ấn riêng của người Việt.

Hình ảnh mặt tiền của dinh Norodom 100 năm trước (1921). Công trình kiến trúc này tồn tại 91 năm (1871-1962)

Đầu đại lộ Somme (nay là Hàm Nghi) và Quai de Belique (nay là Bến Bạch Đằng). Tòa nhà bên phải thường được biết đến với cái tên Tổng nha Quan Thuế (nay là trụ sở Chi cục Hải Quan).

Ban dầu, tòa nhà này mang hình dáng khác, của ông Wang Tai (Vương Thái) xây dựng năm 1867. Nơi đây từng là tòa thị trưởng Sài Gòn trong vài tháng trước khi trở thành trụ sở của phòng thương mại, rồi trở thành khách sạn Cosmopolitan.

Đến năm 1882, chính quyền Pháp tại Saigon mua lại tòa nhà để sửa chữa làm các văn phòng thuế vụ. Tuy nhiên, vì tòa nhà cũ không đáp ứng được nhu cầu nên nó đã được phá đi để xây tòa nhà mới theo thiết kế của kiến trúc sư Foulhoux, hoàn thành vào năm 1887, trở thành tòa nhà mang Hôtel des Douanes, kiến trúc đó vẫn còn cho đến ngày nay sau hơn 130 năm.

Bên trái hình là đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), bên trái hình là đường Catinat (đường Tự Do). Khu nhà bên trái chính là vị trí Eden sau này, bên phải hình là một phần của Continental Palace. Tiệm thuốc Solirène ở trong hình này là một trong những tiệm thuốc tây lớn đầu tiên ở Sài Gòn. Trước đó, thời thế kỷ 19 thì vị trí này là quán “Grand Café de la Musique”. Sau khi khu nhà này được giải tỏa để xây khu thương xá Eden thì vị trí này là quán cafe Givral danh tiếng.

Đây là hình ảnh của nơi ngày nay là Công trường Mê Linh, vào thời điểm này mang tên là công trường Rigault de Genouilly.

Trong hình này có 2 tượng đài nổi tiếng. Tháp nhọn bên trái hình là tháp Lamaille, để vinh danh một người Pháp tên là Jules Lamaille (còn có tên khác là Navaillé), là một đại úy Hải quân Pháp đã có đóng góp nhiều trong việc phát triển thương mại tại Saigon và thuộc địa. Trước đó tháp Lamaille được dựng ở vị trí bờ sông đầu đường Catinat vào năm 1865 (chỗ Bến Bạch Đằng ngày nay), sau đó mới dời về vị trí này.

Vài năm sau đó (có thể là vào năm 1877), vị trí này còn được dựng thêm bức tượng Thủy sư đề đốc Pháp Charles Rigault de Genouilly (ở bên cạnh tháp Lamaille), nên công trường này mang tên là Rigault de Genouilly. Đây là tên của chỉ huy các lực lượng Pháp và Tây Ban Nha trong giai đoạn mở đầu của chiến dịch Nam Kỳ, mở đầu cuộc xâm chiếm Việt Nam của Pháp.

Thời đó người Sài Gòn thường quen gọi là Tượng Một Hình, Tượng Hai Hình và Tượng Ba Hình, trong đó bức tượng hình viên sĩ quan Pháp (Rigault de Genouilly) trong ảnh này chính là Tượng Một Hình. Tượng Hai Hình được đặt ở trước Nhà Thờ Đức Bà (đầu đường Catinat), ở vị trí “tượng Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội” sau này. Gọi là “2 hình” vì đó là tượng của 2 người Bá Đa Lộc và Hoàng Tử Cảnh. Tượng Ba Hình được đặt ở Công trường Quốc Tế (vị trí Hồ Con Rùa sau này), gọi là 3 hình vì đó là tượng đài của 2 binh sĩ Pháp cộng với 1 tượng trên đài cao.

Vị trí đầu đường Catinat, ngã ba với đường Quai de Myre de Vilers (nay là Bến Bạch Đằng – Tôn Đức Thắng). Bên trái hình là Nam Việt Khách Lầu, nơi mà chỉ vài năm sau đó (1924) được giải tỏa để xây dựng khách sạn Majestic lộng lẫy vẫn còn cho đến nay.

Đối diện ở bên kia đường là địa chỉ số 2 Catinat (bên phải hình này) là khách sạn, quán cafe mang tên de la Rotonde. Trên lầu của khách sạn này là văn phòng của công ty tàu biển Chargeurs Reunis (Năm Sao) mà Văn Ba (Nguyễn Tất Thành) đến xin làm phụ bếp trên tàu Latouche Tréville để đi qua Pháp năm 1911. Sau này, nhiều bài báo ở trong nước đính chính nói rằng Văn Ba lên bên tàu ngay tại đầu đường Catinat này để làm phụ bếp, chứ không phải ở Bến Cảng Nhà Rồng như sách sử đã ghi.

Hình này cũng thể hiện vị trí đầu đường Catinat, còn đường có đường rày xe lửa chính là Quai de Myre de Vilers (Bến Bạch Đằng). Bên phải của hình là Bến của hãng tàu Vận tải đường sông, nơi cập bến của nhiều con tàu viễn dương nổi tiếng.

Bên trên là hình ảnh đường Catinat và Continental Palace năm 1921. Đây cũng là năm thống chế Joseph Joffre (Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp) đến thăm Đông Dương và có mặt ở Sài Gòn cuối năm 1921, và ở bên trái của hình này là một cổng chào được Contnental Palace dựng trên đường Catinat để chào đón ông thống chế quân đội này.

Bên phải hình là khách sạn hạng sang đầu tiên của Nam Kỳ – Continental Palace – được khánh thành vào giữa năm 1880, gần như cùng lúc với nhà thờ Đức Bà, và vẫn còn cho đến nay sau hơn 140 năm.

Khách sạn hạng sang này đã sang tay qua nhiều chủ ngay từ khi nó được đưa vào vận hành, và vào thời điểm chụp hình này (khoảng cuối năm 1921, đầu năm 1922), Continental Palace thuộc sở hữu của công tước De Montpensier, người đã bỏ tiền xây dựng một dinh thự nổi tiếng ở Phan Thiết mà sau này thường được gọi là lầu Ông Hoàng, từng là chốn hẹn hò của thi sĩ Hàn Mạc Tử và nàng Mộng Cầm.

Hình ảnh Bến Bạch Đằng thời điểm 100 năm trước, nhìn từ giữa sông Sài Gòn về phía đất liền. Có 2 công trình vẫn còn dấu tích cho đến nay trong hình này là cột cờ thủ ngữ và trụ sở Quan Thuế (tòa nhà Wang Tai).

Cột cờ Thủ Ngữ được xây dựng từ năm 1865, trên nền cũ của dinh quan thủ ngự chuyên chăm lo về thương chính của nhà Nguyễn, ban đầu được đặt tên là Mât des Signaux. Phần chân cột cờ có kiến trúc độc đáo hình ngôi sao tám cánh như mặt bằng thành Gia Định xưa (thành Bát quái) gồm 3 tầng giật cấp. Thủ Ngữ có ý nghĩa là điểm giữ của cảng. Tuy nhiên cũng có tài liệu cho rằng thủ ngữ là ngôn ngữ dấu hiệu bằng tay (với cờ hiệu). Đây là công trình đầu tiên ở Sài Gòn dùng để canh tuần tàu biển và treo cờ để tàu thuyền ra vào cảng biết nên vào ngay hay chờ đợi.

Hình ảnh công trường Lam Sơn 100 năm trước, lúc này mang tên là Place Francis Garnier, đặt theo tên một nhà thám hiểm, đồng thời là sĩ quan Pháp đã chỉ huy đánh chiếm Hà Nội năm 1873. Chính giữa công trường vào thời điểm này có tượng của Francis Garnier, được chính quyền đặt tại đây từ năm 1910, sau đó bị dỡ bỏ năm 1955.

Bên trái hình này là một quán cafe bên trong dãy nhà thương mại, nơi mà sau đó sẽ bị phá bỏ để mọc lên tòa nhà EDEN.

Bên phải hình này là một trong những nơi bán xe hơi (auto-hall) đầu tiên của Sài Gòn, thuộc sở hữu của nhà tư sản Pháp – Emile Bainier. Ông Bainier đến lập nghiệp ở Sài Gòn vào năm 1908, ông là người tiên phong đi vào thị trường mới lúc bấy giờ là buôn bán xe hơi ở Sài Gòn, khi đó vừa mới bắt đầu phổ biến trên thế giới, còn ở Đông Dương thì vẫn rất sơ khai. Năm 1909, đích thân ông Bainier đã lái xe buýt để giới thiệu phương tiện chuyên chở công cộng này cho nhiều quan chức và nhân viên chính quyền trên đường phố Sài Gòn. Không lâu sau, ông mở 2 auto-hall – cửa hàng bán xe hơi ở số 21 Bonard và số 100-102 Charner , là vị trí trong hình bên trên.

Auto-hall này rất thành công và đắt hàng, công ty của Bainier xây thêm auto-hall ở đối diện chéo qua bên kia Bùng Binh Bồn Kèn, tức vị trí khách sạn REX ngày nay, trở thành auto-hall lớn nhất vùng viễn đông lúc đó, là hình bên dưới đây, cũng được chụp vào 100 năm trước:

Ông Bainier mất năm 1941 tại Sài Gòn, vợ con của ông tiếp tục việc kinh doanh đến năm 1953 thì trở lại Pháp, khi đó vợ chồng hoàng thân Ưng Thi (cháu nội của Tùng Thiện Vương) và Nguyễn Thị Nguyệt Nga mua lại tòa nhà Bainier trong ảnh bên trên để xây khách sạn REX, bên trong có REX cinema – được xem là rạp chiếu phim hiện đại nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.

Hình ảnh bên trên có thể thấy có chiếc xe điện nội thành (tramway) đang đi tuyến Sài Gòn – Hóc Môn, ngang qua bùng binh Bồn Kèn (góc ngã tư Charner – Bonard, nay là Nguyễn Huệ – Lê Lợi). Trong hình này, bùng binh Bồn Kèn là một cái bậc hình bát giác nằm ở bìa phải. Ở ngay bùng binh có một trụ điện, dẫn dây điện để cấp điện cho tramway.

Theo học giả Vương Hồng Sển, vào thời điểm chụp hình này (thập niên 1920), tại bùng binh này, các lính Pháp thường đến đây thổi kèn trỗi nhạc Tây cho người dân thưởng thức vào mỗi buổi chiều, nên dân chúng gọi nó là “Bùng binh Bồn Kèn”.

Người chụp hình này đang đứng trên đầu cầu Mống chụp xuống con đường dẫn lên cầu Mống. Đây là cây cầu cổ xưa nhất Sài Gòn vẫn còn giữ được kiến trúc ban đầu cho đến nay, được xây khá cao để cho tàu thuyền qua lại, nên ở 2 đầu có lối đi lên. Ngày nay cầu Mống vẫn còn, người ta vẫn làm lối đi lên cầu, nhưng đó là bậc thang để cho người đi bộ đi lên, chứ xe không đi qua được.

Đường lên cầu Mống nối với con đường dọc theo rạch Bến Nghé, ngày nay là đại lộ Võ Văn Kiệt, trước đó vốn quen thuộc với cái tên Bến Dương Dương từ năm 1955 đến tận những năm 2000.

Thời điểm chụp hình này, tên đường là quai de Belgique, người Việt gọi là bến Bỉ Quốc. Thời Pháp thuộc, những con đường dọc theo sông Sài Gòn và các kênh rạch như rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ… thường đặt tên là “quai”, tiếng Pháp là bến sông, ngoài quai de Belgique còn có quai Le Myre de Villers, quai de l’Argonne, Quai de Mytho, quai de Gaudot, quai de Foukien… Sau năm 1955, khi các tên đường được Việt hóa thì đều đặt tên theo nguyên tắc đó, từ đó có các tên đường Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, Bến Hàm Tử, Bến Vân Đồn, Bến Lê Quang Liêm…

Trở lại với con đường xuất hiện trong hình này, trước khi mang tên quai de Belgique thì người Pháp từng gọi nó là đường Arroyo Chinois, và trong các bản đồ thời Pháp từ cuối thế kỷ 19 thì rạch Bến Nghé đều được ghi tên là Arroyo Chinois (nghĩa là Rạch Tàu – hoặc rạch người Hoa), vì vậy ban đầu con được đi dọc theo rạch cũng được mang tên này. Đến tận năm 1955 thì các tấm bản đồ Sài Gòn mới ghi tên Việt là rạch Bến Nghé.

Cây cầu bắc qua rạch trong hình này là cầu Khánh Hội, được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20 và ban đầu được người Pháp gọi tên là Le pont tournant, nghĩa là “cầu quay”. Cầu có tên gọi này do có thiết kế độc đáo với nhịp giữa có thể quay ngang để tàu thuyền qua lại dễ dàng. Ban đầu, cầu Khánh Hội không phải đi qua bến Bạch Đằng như hiện nay, mà nó bắt ngang từ đường Jean-Eudel (nay là đường Nguyễn Tất Thành) qua đường D’Adran (tức Võ Di Nguy sau này, nay là Hồ Tùng Mậu).

Trước khi chợ Bình Tây (chợ Quách Đàm) được đại phú gia Quách Đàm cho xây dựng năm 1938, thì ngôi chợ lớn nhất ở Chợ Lớn chính là ngôi chợ trong hình này, là một trong những ngôi chợ quy mô đầu tiên của Sài Gòn – Chợ Lớn nằm ở trung tâm của khu vực Chợ Lớn, nơi gặp nhau của những con đường lớn là Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm), quai de Gaudot (sau 1955 là đường Khổng Tử, nay là đường Hải Thượng Lãn Ông).

Thời xưa, Sài Gòn – Chợ Lớn chủ yếu giao thương “trên bến dưới thuyền”, nên Chợ cũ này được xây ở ngay đầu con rạch dẫn từ kênh Tàu Hủ vào, gọi là rạch Chợ Lớn. Đến thập niên 1920, con rạch này bị lấp, chợ Bình Tây được xây dựng và trở thành trung tâm mới của Chợ Lớn, dần dần ngôi chợ cũ của Chợ Lớn này được giải tỏa và được cải tạo thành bưu điện, trở thành Bưu Điện Chợ Lớn vẫn còn đến ngày nay. Cho đến hiện tại, phần mặt tiền của bưu điện vẫn còn mang những dấu tích, nét xưa của ngôi chợ được xây từ thế kỷ 19 này.

Hình ảnh Opera House (Théâtre municipal) 100 năm trước, ngày nay thường được gọi bằng cái tên Nhà hát Thành Phố.

Opera House được khởi công xây dựng năm 1898, hoàn thành trong 2 năm và khánh thành vào những khoảnh khắc đầu tiên của thế kỷ 20.

Tòa nhà này trải qua nhiều biến động theo thời cuộc. Ngay từ khi chỉ mới là dự án, nó không được chính những người Pháp ở Sài Gòn ủng hộ, đã có nhiều ý kiến phản đối vì quy mô của nó tương đối nhỏ (chưa đầy 600 ghế) nhưng chi phí lại quá lớn (2 triệu rưỡi francs). Mặc dù vậy ông thị trưởng lúc đó là Paul Blanchy quyết tâm xây dựng vì cho rằng một thành phố lớn như Sài Gòn phải có nhà hát lớn để hoạt động văn hóa cho đúng với vị thế.

Sau khi người Pháp thất bại và rút khỏi Đông Dương, Opera House được chính quyền đệ nhất cộng hòa cho sửa chữa lại phần mặt tiền, đổi công năng lại thành trụ sở Quốc Hội, từ một thánh đường nghệ thuật trở thành nơi sinh hoạt nghị trường. Sau khi đệ nhất cộng hòa sụp đổ, quốc hội bị giải tán, từ cuối năm 1963 đến năm 1967, tòa nhà này được gọi tên là “Nhà Văn Hóa”. Năm 1967, nền đệ nhị cộng hòa được thiết lập, Opera House lại trở thành trụ sở của Hạ Nghị Viện cho đến năm 1975, trước khi nó được trả lại công năng ban đầu là Nhà hát – Nơi trình diễn nghệ thuật cho đến nay.

Con đường này khi mới xây dựng mang tên là du Gouveneur, tiếng Pháp nghĩa là Thống đốc. Sở dĩ mang tên này vì con đường đi ngang qua Dinh Thống Đốc Nam Kỳ (tức dinh Gia Long, nay là bảo tàng thành phố). Sau đó con đường này đổi tên thành  Grandière (theo tên của một thống soái Nam Kỳ vào thế kỷ 19). Từ năm 1952, dinh Thống Đốc Nam Kỳ được quốc trưởng Bảo Đại đổi tên thành dinh Gia Long, và con đường mang tên Grandière cũng được đặt tên là đường Gia Long. Từ năm 1955-1976, con đường này vẫn mang tên này, trước khi đổi tên thành Lý Tự Trọng cho đến nay.

Tòa nhà bên phải hình là ở số 229 – Catinat, là trụ sở của Enregistrement et Domaines (Sở Trước bạ và Nhà đất). Thời kỳ 1955-1975, tòa nhà này vẫn giữ chức năng cũ, là Sở Trước Bạ của VNCH, vẫn ở số 229, tên đường đổi thành đường Tự Do. Ngày nay, tòa nhà này vẫn còn, là trụ sở của Chi cục bảo vệ môi trường ở địa chỉ 227 – Đồng Khởi.

Bên trái hình này là tòa nhà nổi tiếng thường được gọi bằng cái tên Dinh Thượng Thơ, tiếng Pháp gọi là Hôtel de L’Interieur, được xây vào năm 1864 (5 năm sau khi Pháp chiếm được Nam Kỳ) là trụ sở Nha giám đốc Nội vụ, có vai trò điều hành trực tiếp của các thanh tra sự vụ bản xứ về toàn bộ vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa.

Đến năm 1888, chức năng của cơ quan này được nhập vào Thơ Ký Thống đốc Nam kỳ ở góc đường Catinat – d’Espagne (nay là Lê Thánh Tôn) sát bên Dinh xã Tây (Tòa Đô Chánh), bản đồ năm 1890 cho thấy một tòa nhà quy mô lớn hơn được xây dựng như hiện nay, thành một khối nhà liền kề với Dinh Xã Tây. Vào đầu thế kỷ 20, cơ quan này còn có tên là Văn phòng Chính phủ.

Từ sau năm 1955, nơi này là trụ sở Bộ Kinh tế của chính quyền VNCH. Ngày nay, tòa nhà này nằm ở địa chỉ số 59-61 Lý Tự Trọng, trụ sở của Sở Thông Tin – Truyền Thông.

Sau đây là ảnh Dinh Thượng Thơ cùng chụp vào thời điểm 100 năm trước, mặt tiền nằm trên đường Grandière.

Khi mới được xây dựng (năm 1864), Dinh Thượng Thơ chỉ là một công trình khiêm tốn, và được được xây dựng thêm trong nhiều năm sau đó, đến năm 1881 mới mang kiến trúc hình dạng chữ U vẫn còn cho đến ngày nay.

Theo bài viết của tác giả Phúc Tiến trên báo Người Đô Thị, Dinh Thượng Thơ do kiến trúc sư Marie-Afred Foulhoux thiết kế. Ông cũng là tác giả thiết kế các công thự đồ sộ chung quanh tòa nhà này, như tòa Pháp Đình (1885), Dinh Thống đốc Nam Kỳ 1890), Bưu điện (1891). Hơn thế nữa ông còn là Giám đốc Sở Công chánh Nam Kỳ, sau đó được bổ nhiệm làm Kiến trúc sư trưởng của thành phố.

Do vậy, tòa nhà Dinh Thượng Thơ và các công trình kể trên của Foulhoux đều mang phong cách dinh thự Pháp thế kỷ 19, nhưng vẫn có đường nét sáng tạo, kết hợp với thực tế xứ nhiệt đới. Thiết kế cổng vào tòa nhà chính, các cột trang trí tầng lầu, cổng ngoài sân và cửa đúc bằng gang, hàng rào sắt đều thể hiện tính sang trọng, quý phái. Tuy nhiên, tòa nhà có sân rộng, nhiều vòm cửa và cửa sổ lớn, tường rào không xây kín, tạo ra cảm giác thân thiện.

Đông Kha

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here