Citroen Traction Avant là dòng xe cổ nổi bật với dấu ấn sâu đậm đối với người dân các đô thị lớn ở Việt Nam xưa, hơn bất kỳ loại xe nào khác, nhờ vào dáng vẻ đặc biệt của nó. Đây là dòng xe hạng sang được người Pháp mang vào Đông Dương vào cuối thập niên 1930, hiện diện tại Sài Gòn và các thành phố lớn khác trong vài chục năm, được người dân Việt phiên âm tên gọi là “Tắc-xông”.

Tên gọi Traction Avant là cụm từ tiếng Pháp, có nghĩa là “dẫn động phía trước”. Đúng như tên gọi, đây là một trong những mẫu xe du lịch đầu tiên sử dụng hệ dẫn động cầu trước và là mẫu xe đầu tiên ứng dụng hệ thống khung gầm – thân vỏ liền khối (unibody) được sản xuất hàng loạt.

Đại lý phân phối xe Citroen ở Sài Gòn. Tòa nhà này tồn tại tới nămn 1953 thì bị phá bỏ để xây khách sạn REX ở bên cạnh Bùng binh Bồn Kèn

Dòng xe này còn được gọi bằng các tên khác tùy theo sức mạnh động cơ, như Citroën 7, Citroën 11, Citroën 15/6. Các mẫu xe 7 và 11 mã lực được sản xuất đầu tiên kể từ năm 1934.

Mặc dù không phải là mẫu xe đầu tiên với hệ dẫn động cầu trước và hệ thống treo độc lập, Traction Avant đã tiên phong trong việc ứng dụng khung nguyên khối và cơ cấu lái bánh răng thanh răng (rack & pinion).

Dãy xe Traction trước Nhà Hát, công trường Francis Garnier (nay là công trường Lam Sơn) đầu thập niên 1950

Mặc dù không phải là mẫu xe đầu tiên với hệ dẫn động cầu trước và hệ thống treo độc lập, nhưng Traction Avant đã đi tiên phong trong việc ứng dụng khung nguyên khối và cơ cấu lái bánh răng thanh răng (rack & pinion).

Nhờ cấu trúc thân xe liền khối thay vì đặt trên khung hình thang như những chiếc xe trước đó, Traction Avant có được kiểu dáng thấp, rộng và thanh lịch đặc trưng. Sự tinh tế, kiêu sa của chiếc xe khiến nó còn được biết đến với biệt danh khác ở Pháp là “Reine de la Route” (Nữ hoàng trên đường). Với hệ khung này, Traction Avant cũng có độ an toàn cao hơn nhiều so với những chiếc xe cùng thời trong tình huống xảy ra va chạm.

Xe Traction 11 đậu trước nhà hàng Sing Sing, phía sau là ngã tư Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) và Đoàn Thị Điểm.

Với những giải pháp kỹ thuật tiên tiến, chi phí phát triển Traction Avant của Citroen cao đến nỗi dòng xe này đã góp phần không nhỏ vào việc khiến hãng bị phá sản vào đầu năm 1935. Tuy nhiên, dưới quyền sở hữu của Michelin, dòng xe này đã dần đem lại thành công và trở thành một trong những biểu tượng của Citroen. Trong suốt vòng đời của mình, từ năm 1934 đến năm 1957, trong khoảng 23 năm, đã có tổng cộng 760.000 chiếc xe được sản xuất.

3 chiếc Traction trước Nhà hát (Opera House)

Năm 1957, Traction Avant chính thức bị khai tử ngay sau khi giới thiệu phiên bản Citroen ID có giá rẻ hơn rất nhiều.

Một chiếc Traction trên đường Tự Do
Trước bùng binh Bồn Kèn
Ngoài cùng bên trái là một chiếc taxi Renault, tiếp theo là Traction
Xe Traction trên đại lộ Lê Lợi
Góc ngã 3 Catinat – d’Ormay thời Pháp thuộc (nay là Đồng Khởi – Nguyễn Thiệp)
Đại lý xe Citroen thập niên 1960
Trước bưu điện Sài Gòn
Xe Traction trên đường Nguyễn Du
Một chiếc Traction bị đánh bom trước đại sứ quán Mỹ năm 1968

Áo dài và xe Velo Solex - Hình ảnh quen thuộc trên đường phố Sài Gòn ngày xưa

Góc đường Trần Hoàng Quân – Nguyễn Duy Dương ở Chợ Lớn
Trên lề đường Công Lý (nay là NKKN) góc đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng)

 

Xe sang trở thành xe đò chở khách năm 1994

Những hình ảnh hiếm hoi chụp cảnh đường phố Sài Gòn thời bao cấp (1978)

Đường phố Sài Gòn đầu thập niên 1990 qua 50 bức ảnh của Jean-Claude Labbé
Một chiếc traction còn lại ở Sài Gòn năm 1990

Đông Kha

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here