Đây là những tấm ảnh chụp một bữa ăn gia đình ở Sài Gòn vào năm 1969, bao gồm cả quá trình nấu ăn trong bếp và cả nhà quây quần bên bàn ăn.

Những tấm ảnh này có thể là được nhiếp ảnh gia nổi tiếng Larry Burrows chụp vào ngày đầu năm 1/1/1969. Ông là phóng viên của tạp chí LIFE có nhiều năm làm nhiệm ở miền Nam Việt Nam, hồi năm 1971 đã tử nạn trực thăng khi tham gia tin về cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Nam Lào.

Những tấm ảnh này vừa mới được The LIFE công bố cách đây không lâu. Có một số người cho rằng đây chỉ là những hình ảnh phục dựng, tuy nhiên theo thông tin công bố chính thức của website bán ảnh gettyimages, thì những tấm ảnh được Larry Burrows chụp vào ngày 1/1/1969.

Tấm hình này thể hiện hình ảnh người mẹ cùng 3 cô con gái đang chuẩn bị cho bữa ăn. Bà mẹ đang thái thịt bò, một người con gái đang cắt bánh tráng để cuốn, một người thái cà rốt và một người đang soạn dưa kiệu ra dĩa.

Bên trái là tấm treo lịch của VINATEX, là công ty dệt sợi được thành lập vào đầu thập niên 1960. Tập lịch còn rất mỏng, có thể đó là lịch của năm 1968 đã xé gần hết.

Khu bếp lò bên phải còn khá mới, nhưng vẫn hơi bị ám đen trên vách làm bằng cót ép, cũng có thể gọi là tấm phên. Trong bài hát Xóm Đêm của nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng có nhắc đến tấm “phên vênh”.

Canh bắp cải nhồi thịt ngày Tết.

Cá chép chưng tương nấu bằng cái xửng hấp.

Món tôm xào súp lơ, cà rốt

Bò nhúng giấm cuốn bánh tráng phơi sương với dưa giá, dưa kiệu tôm khô, khế, dưa leo, chuối chát và rau sống, chấm mắm nêm.

Món thịt kho trứng vịt huyền thoại của ngày Tết

Gia đình quây quần bên mâm cỗ đầu năm khá thịnh soạn, có nhiều món. Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ. Trên vách có treo hình gia đình. Sau lưng là bia 33 và chai nước cam không có gaz hiệu Bireley’s nổi tiếng. Nhìn qua tấm ảnh này, có thể biết đây là một gia đình trung lưu của miền Nam thời đó.

Thương hiệu nước cam Bireley’s thuộc sở hữu của công ty Cocacola khá phổ miến ở miền Nam trước 1975. Ngoài ra, trong hình còn có những chai bia thương hiệu 33, ra đời vào năm 1909.

Vào năm 1875, ông Victor Larue mở một xưởng chế tạo rượu bia ở Chợ Lớn và hợp tác với ông Hommel mở một nhà máy vỏ chai rượu bia ở Hà Nội. Sau đó ông thành lập nhà máy đặt tên là BGI. Sau khi thành công với nhiều thương hiệu bia, năm 1909, BGI tạo được tiếng vang lớn với loại 33 Export.

33 Export nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu bia được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Không chỉ người Việt uống 33 Export, người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam cũng coi đây là một trong những loại đồ uống đáng dùng nhất.
Bia 33 quay trở lại trong diện mạo không có nhiều khác biệt

Năm 1977, BGI đóng cửa, thương hiệu 33 Export vì thế cũng biến mất. Sau đó, Sabeco tiếp quản và đặt lại tên thành bia 333. Sabeco không thể sử dụng được cái tên bia 33 vì đây là thương hiệu đã được đăng ký toàn cầu.

Sabeco quản lý và phát triển thương hiệu bia 333 rất tốt. Trên nền tảng sẵn có của bia 33, bia 333 nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu ngành hàng bia tại thị trường Việt nam. Bia 333 có tên dân dã là Bia Con Cọp. Hiện nay Sabeco đã được một tỷ phú Thái Lan mua lại đa số cổ phần.

Rất nhiều người cho rằng những hình ảnh bên trên chỉ là phục dựng sau này, chứ không phải là hình ảnh thời điểm năm 1969. Điều này chỉ đúng một phần, vì đây đúng là ảnh dựng, nhưng cũng đúng là được chụp vào năm 1969. Khi đó, nhiếp ảnh gia nổi tiếng của tạp chí LIFE là Larry Burrows muốn thực hiện một bộ ảnh về một bữa ăn của gia đình ở Miền Nam, nên đã làm bối cảnh, mướn một gia đình ở ngã 5 Bình Hòa (Bà Chiểu – tỉnh Gia Định) để tham gia chụp ảnh với hậu cảnh được sắp xếp, dàn dựng chu đáo, chứ không phải là một bữa ăn bình thường được chụp ngẫu nhiên. Vì vậy có thể thấy những hình ảnh này có vẻ không thật lắm: Dù là bữa ăn bình thường nhưng ai cũng ăn mặc tươm tất. Đằng sau bếp không có bị ám khói đen như bình thường, gian bếp rất sạch sẽ như vừa được xây dựng. Trên tủ búp phê (buffet) ở đằng sau bàn ăn được trưng bày các loại chai nước uống khá gượng gạo, không tự nhiên. Tờ lịch trên tường để ngày 22, rất có thể đó là ngày 22/12 vì tờ lịch còn rất mỏng, không khớp với ngày chụp ảnh được công bố là 1/1/1969.

Ngoài ra, hình ảnh rất sắc nét, hiện đại, làm cho nhiều người tưởng rằng hình này mới được chụp. Tuy nhiên đây là những hình ảnh vừa được tạp chí LIFE rửa ra từ phim âm bản của hơn 50 năm trước với kỹ thuật hiện đại, nên nước màu của hình rất đẹp và như mới.

Ngoài ra, những hình ảnh này được chụp bởi một nhiếp ảnh gia nổi tiếng của tạp chí ảnh hàng đầu thế giới lúc đó, nên máy ảnh có thể cũng thuộc loại hiện đại nhất, cho ra được những tấm ảnh chất lượng. Có thể thấy các hình ảnh ở trong bếp có “in bóng” dù hình được chụp vài ban ngày, lý do là vì đằng sau người chụp ảnh đã được set up (thiết lập) khá kỹ lưỡng về khâu ánh sáng, đèn chiếu, để hình ảnh được đủ sáng. Tuy vậy nhiếp ảnh gia vẫn để ISO cho ảnh cao nên ảnh bị “noise” chứ không được “lán mịn” như ảnh kỹ thuật số hiện đại.

Những hình ảnh này lần đầu xuất hiện vào năm 1970 trong cuốn sách về ẩm thực vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tác giả Rafael Steinberg, thực hiện năm 1970 và phát hành năm 1972. Sau đây là một số hình ảnh trong cuốn sách này:

Sau đây là video giới thiệu cuốn sách:


Click để xem

Đông Kha 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here