Quốc gia nào cũng có những bức tượng đài với mục đích tuyên truyền kết hợp với nền văn hóa, nghệ thuật. Di sản tượng đài của Sài Gòn xưa cũng không phải là ngoại lệ.

Có thể nói, lịch sử cận đại của Sài Gòn đã trải qua 3 thời kỳ chính: thời Pháp thuộc, thời VNCH và thời nay. Pháp đã xây dựng những tượng đài của các nhân vật lịch sử người Pháp nổi bật trong giai đoạn Sài Gòn là xứ thuộc địa Cochichine, bao gồm Việt-Miên-Lào tại Đông Dương.

Sang đến giai đoạn miền Nam trở thành một quốc gia, việc xây dựng những bức tượng kỷ niệm khắp các điểm nổi bật ở thủ đô Sài Gòn đã được nội các của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ thực hiện trên một quy mô lớn.

Đa số những bức tượng này giờ đã đi vào ký ức của người Sài Gòn vì đã bị dẹp bỏ để thay vào đó là những bức tượng của “thời đại mới”. Đối với những tượng đài còn may mắn chưa bị dỡ bỏ, nhiều người tự hỏi không biết sẽ còn hiện diện tới khi nào?

Đó là những bức tượng An Dương Vương (thánh tổ Pháo binh), được đặt tại công trường Diên Hồng, trước Thượng viện, đường Bến Chương Dương. Tượng Phù Đổng Thiên Vương (thánh tổ Thiết giáp), nằm tại bùng binh Ngã 6 Sài Gòn. Tượng Phan Đình Phùng (thánh tổ Quân cụ), tọa lạc trước bưu điện Chợ Lớn. Tượng Trần Hưng Đạo, thánh tổ Hải Quân, tại công trường Mê-Linh… Riêng với bức tượng quen thuộc với người Saigon (vì nằm ngay trung tâm Quận 1) là tượng Trần Nguyên Hãn (thánh tổ Truyền tin), tại bùng binh Quách Thị Trang, trước cửa chợ Bến Thành thì vừa bị di dời cách đây không lâu.

Bên cạnh những danh nhân lịch sử, các binh chủng, còn có tượng đài kỷ niệm như tượng Thủy quân Lục chiến trước tòa nhà Quốc hội. Thiên sứ Micae (thánh tổ binh chủng Nhảy Dù) gần bệnh viện Sùng Chính, quận 5. Biệt Động Quân có tượng 3 người lính tại ngã sáu Lý Thái Tổ. “Tổ quốc Không gian” của Không quân trước mặt Tòa Đô Chánh.

Dù còn hay mất, những hình ảnh di sản tượng đài của Sài Gòn Xưa sẽ là một hoài niệm đối với những ai đã mang nặng trong tim những công trình nghệ thuật của vùng đất đã được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông.

Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo

Tượng Trần Hưng Đạo năm 1967

Trần Hưng Đạo là thánh tổ binh chủng Hải Quân VNCH

Tượng Trần Hưng Đạo phía cổng vào Bộ Tư Lệnh Hải quân
Tượng Trần Hưng Đạo nhìn ra sông Sài Gòn

Tượng Trần Hưng Đạo và Công trường Mê Linh

Tượng Trần Nguyên Hãn

Tượng Trần Nguyên Hãn – Thánh tổ binh chủng Truyền tin VNCH
Tượng Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành
Tượng Trần Nguyên Hãn được xây dựng từ năm 1965

Tượng Trần Nguyên Hãn với chim bồ câu đưa tin

Tượng Trần Nguyên Hãn đã được di dời khỏi vị trí trước chợ Bến Thành nhằm phục vụ việc thi công Nhà ga Metro Bến Thành – Suối Tiên. Sau đó, tượng được đưa về công viên Phú Lâm, quận 6

Di dời tượng Trần Nguyên Hãn

Tượng Quách Thị Trang

Tượng Quách Thị Trang khi chưa có tượng đài Trần Nguyên Hãn. Chụp năm 1965
Tượng Quách Thị Trang khi chưa có tượng đài Trần Nguyên Hãn
Biểu tình tại bùng binh Quách Thị Trang (1965)
Tượng Quách Thị Trang trên bùng binh chợ Bến Thành

Tượng bán thân Quách Thị Trang và phía sau là tượng Trần Nguyên Hãn

Tượng đài An Dương Vương (Hội trường Diên Hồng)

Tượng đài An Dương Vương tại Bến Chương Dương, Thánh tổ binh chủng Pháo binh VNCH
Tượng đài An Dương Vương phía trước Hội trường Diên Hồng, sau này là trụ sở Thượng Viện, và nay là Thị trường Chứng Khoán TP. HCM

Tượng đài An Dương Vương phía trước Hội trường Diên Hồng, bến Chương Dương

Tượng đài An Dương Vương, bến Chương Dương

Tượng đài An Dương Vương (Ngã Sáu, Chợ Lớn)

Tượng đài An Dương Vương đang được xây dựng vào cuối năm 1966 tại Ngã 6 Minh Mạng, Chợ lớn
Tượng An Dương Vương với “nỏ thàn”, biểu trưng cho Thánh tổ Binh chủng Công binh VNCH

Tượng An Dương Vương nằm giữa Quận 5 và Quận 10

Toàn cảnh Ngã Sáu, Chợ Lớn

Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương

Tượng Phù Đổng Thiên Vương, Thánh tổ Binh chủng Thiết giáp
Tượng Thánh Gióng (Phù Đổng) được dựng năm 1966 nằm tại ngã sáu đầu đường Nguyễn Trãi. Tượng nổi tiếng đến độ tên bức tượng trở thành tên của cả một giao lộ, người ta thường gọi là “Ngã sáu Phù Đổng”
Ngã 6 Phù Đổng, bên trái là đường Lê Văn Duyệt, nay là Cách mạng Tháng 8

Tượng đài Chiến sĩ Vô danh

Tượng đài Chiến sĩ Vô danh giữa ngã tư Hồng Bàng – Tổng Đốc Phương
Tượng đài Chiến Sĩ Vô Danh, nơi này ngày nay là ngã tư Hùng Vương – Châu Văn Liêm

Tượng đài Chiến Sĩ Vô Danh chụp năm 1968

Tượng Hai Bà Trưng

Tượng Hai Bà Trưng với đoàn Thanh nữ Cộng hòa của bà Ngô Đình Nhu (chụp năm 1962)
Tượng Hai Bà Trưng được xây dựng tại Công trường Mê Linh, nơi sau này được thay thế bằng tượng Trần Hưng Đạo

Tượng Hai Bà Trưng, hình chụp năm 1963, trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ

Tượng Hai Bà Trưng bị phá hủy năm 1963 vì người ta cho rằng hình ảnh Hai Bà Trưng trên tượng rất giống với hai mẹ con bà Ngô Đình Nhu

Bức tượng đã bị giật đổ bằng dây thừng…

Bức tượng chỉ còn lại phần chân đế

Tượng Thủy quân Lục chiến

Tượng Hai người lính Thủy quân Lục chiến trước Hạ Nghị Viện (Opera House)

Hai người lính TQLC trong tư thế xung phong

Toàn cảnh vị trí bức tượng

Tượng Biệt Động Quân

Tượng Biệt Động Quân tại bùng binh ngả bảy Lý Thái Tổ

Toàn cảnh bức tượng tại giao lộ Lê Hồng Phong – Ngô Gia Tự ngày nay

Tượng đài Lê Lợi

Tượng đài Lê Lợi tại bùng binh Cây Gõ

Tượng đài Lê Lợi nằm tại Công trường Duy Linh xưa

Tượng Phan Đình Phùng

Tượng Phan Đình Phùng, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam

Tượng Phan Đình Phùng, là Thánh tổ Quân cụ VNCH, cách khoảng 200m trước nhà Bưu điện Chợ Lớn.

Tượng Phan Đình Phùng trước Bưu điện Chợ Lớn

Tượng Cảnh sát Quốc gia

Tượng đài Cảnh Sát Quốc gia, nằm ở cuối đường Hồng Thập Tự, Ngã sáu Cộng Hòa

Nguồn: Nguyễn Ngọc Chính. Ảnh: manhhai’s flickr

1 COMMENT

  1. Tuyệt vời. Những di sản được kể lại bởi ông , cha tôi. Những địa danh tôi đã đi qua hàng trăm lần giờ mới biết thông tin. Cảm ơn rất nhiều.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here