Nếu có địa phương nào của miền Nam được đi vào trong âm nhạc – đặc biệt là nhạc vàng – nhiều nhất, thì chắc chắn đó là đất Huế.

Cố đô Huế có vẻ đẹp kết hợp giữa thiên nhiên với tĩnh lặng siêu nhiên, với những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài, miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự u tịch…

Ở Huế có cái gì đó buồn man mác, ngậm ngùi, làm nao lòng, gợi niềm cảm xúc rất lớn để nhiều nhạc sĩ viết thành nhạc. Những ca khúc nổi tiếng nhất nhắc về xứ Huế là Thương Về Miền Trung, Ai Ra Xứ Huế, Mưa Trên Phố Huế, Cố Đô Yêu Dấu, Thương Về Cố Đô, Ngược Dòng Hương Giang… Đặc biệt, sau sự kiện tang thương hồi Mậu Thân, có rất nhiều bài hát khóc cho nỗi đau của Huế, đăc biệt là Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy, Những Con Đường Trắng, Tôn Nữ Còn Buồn, Sầu Cố Đô, Thương Tà Áo Bay, Cơn Mê Chiều…

Trong bài này, mời các bạn nghe lại những ca khúc viết về xứ Huế được thu âm từ trước năm 1975. bài viết này cũng xin giới thiệu kèm 4 ca khúc Huế sáng tác sau 1975 là Huế Xưa, Mắt Huế Xưa, Ngược Dòng Hương Giang và Huế Đã Xa Rồi.

Thương Về Miền Trung

Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Duy Khánh, được in trên tờ nhạc với tên của Duy Khánh. Tuy nhiên gần đây gia đình nhạc sĩ Châu Kỳ khẳng định đây là 1 sáng tác của nhạc sĩ Châu Kỳ nhưng để tên của Duy Khánh. Do các nhạc sĩ đều đã trở thành người thiên cổ nên không thể kiểm chứng, và ca khúc này đã trở thành 1 trong những bài hát nổi tiếng nhất về miền Trung.


Click để nghe Thanh Thuý hát Thương Về Miền Trung

Sao Không Thấy Anh Về

Ca khúc này được nhạc sĩ Duy Khánh ghi là Thương Về Miền Trung 2, là ca khúc nối tiếp bài hát Thương Về Miền Trung, nói lên tâm tình của người con gái trông chờ người yêu trở về với Huế mộng mơ.


Click để nghe Thanh Thuý hát Sao Không Thấy Anh Về

Ai Ra Xứ Huế

Đây cũng là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ người miền Trung là Duy Khánh. Trong bài này, tác giả nhắc nhớ về hầu hết các địa danh nổi tiếng của Huế: Sông Hương Núi Ngự, Vỹ Dạ, dốc Nam Giao, cầu Trường Tiền, bến Vân Lâu…


Click để nghe Hoàng Oanh hát Ai Ra Xứ Huế

Mưa Trên Phố Huế

Đây là một sáng tác nổi tiếng của nhóm Lê Minh Bằng, được ký tên Minh Kỳ và Tôn Nữ Thuỵ Khương. Có một thời gian dài người ta tò mò không biết Tôn Nữ Thuỵ Khương là 1 giai nhân có hình dáng như thế nào. Tuy nhiên nhạc sĩ Lê Dinh từng xác nhận Tôn Nữ Thuỵ Khương chỉ là 1 bút danh do nhóm Lê Minh Bằng đặt ra.


Click để nghe Hoàng Oanh hát Mưa Trên Xứ Huế

Hầu như ai đến Huế cũng cảm nhận được một nét buồn man mác, thì mưa xứ Huế cũng là một đặc sản của xứ này. Trước không gian u buồn trầm mặc của cố đô, cơn mưa nào cũng làm cho Huế đẹp u trầm hơn, da diết nhớ nhung với người xưa cảnh cũ hơn.

Cố Đô Yêu Dấu

Đây là 1 sáng tác của nhạc sĩ có quê quán ở Huế, cũng là 1 trong những nhạc sĩ đầu tiên sáng tác nhạc vàng, đó là Châu Kỳ. Những nốt nhạc tài hoa của người nhạc sĩ đã khắc hoạ một xứ Huế rất buồn và da diết:

Gợi buồn chi này Cố đô ơi
Hoàng thành kia giờ không thấy lối
Từng nét xưa đã phai rồi và dáng em cũng mất rồi…


Click để nghe Hoàng Oanh hát Tôn Nữ Còn Buồn

Hương Giang Còn Tôi Chờ

Đây là 1 sáng tác nổi tiếng về Huế khác của nhạc sĩ Châu Kỳ.


Click để nghe Trúc Mai hát Hương Giang Còn Tôi Chờ

Nén Hương Yêu

Đây là ca khúc viết chung của Châu Kỳ và Duy Khánh, một ca khúc rất buồn có nhắc về xứ Huế. Một người trai mãi đi tìm kiếm bóng hình người yêu đã thất lạc trong cơn tai biến của thời cuộc.


Click để nghe Thanh Thuý hát Nén Hương Yêu

Thương Về Cố Đô

Một sáng tác nổi tiếng về xứ Huế của 1 nhạc sĩ có quê quán ở miền Tây: Thanh Sơn.


Click để nghe Trúc Mai hát Thương Về Cố Đô

Đêm Tàn Bến Ngự

Có lẽ đây là ca khúc nổi tiếng nhất viết về Huế thời kỳ trước thập niên 1950.

Trᴏnɡ nhữnɡ năm đầᴜ thập niên 40 ᴄủa thế kỷ 20, nhạᴄ sĩ Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ ᴄó một ᴄhᴜyến rời Hà Nội đến Hᴜế và gặp một nɡười ᴄᴏn ɡái Hᴜế, là danh ca Minh Tranɡ.

Khᴜnɡ ᴄảnh Hᴜế đầy mộnɡ mơ, khiến tâm hồn Ɩãnɡ tử ᴄủa chàng nhạc sĩ như dây đàn tơ rᴜnɡ trướᴄ ɡió và viết thành ca khúc Đêm Tàn Bến Ngự sau một tiệc rượu tiễn đưa.


Click để nghe Hà Thanh hát Đêm Tàn Bến Ngự

Vỹ Dạ Đò Trăng

Đây là 1 ca khúc nhạc Huế bất hủ của nhạc sĩ Canh Thân, một người đã sáng tác nhạc từ thời tiền chiến:

Đò ngược dòng Hương – Vỹ Dạ đợi chờ
Gởi hồn về đây với miềm mong nhớ…


Click để nghe Duy Khánh hát Vỹ Dạ Đò Trăng

Mong Chờ

Một sáng tác rất hay về Huế của nhạc sĩ Xuân Tiên, là nỗi niềm cảm hoài của một người lênh đênh trên dòng Hương và trôi trong vô định. Bài hát này đặc biệt được yêu thích qua giọng hát Hoàng Oanh.


Click để nghe Hoàng Oanh hát Mong Chờ

Huế Xưa

Đây là 1 sáng tác về Huế rất nổi tiếng của nhạc sĩ Anh Bằng, nhưng 1 thời gian dài, người ta nhầm là của Châu Kỳ. Bài hát được sáng tác ngay sau năm 1975, nên có câu hát: Tôi đã lạc em trong cơn biến động…

Người hát ca khúc này đầu tiên có lẽ là Thiên Trang


Click để nghe Thiên Trang hát Huế Xưa

Huế Đã Xa Rồi

Đây cũng là 1 sáng tác về Huế sau năm 1975 khác của nhạc sĩ Anh Bằng


Click để nghe Thiên Trang hát Huế Đã Xa Rồi

Mắt Huế Xưa

Ca khúc nổi tiếng qua giọng hát Hương Lan, Bảo Yến của nhạc sĩ “trẻ” của dòng nhạc vàng là Quốc Dũng.


Click để nghe Bảo Yến hát Mắt Huế Xưa

Thần Kinh Thương Nhớ

Một ca khúc hay về xứ Huế của nhạc sĩ Thế Minh. Cho đến nay, tung tích của nhạc sĩ Thế Minh vẫn là một sự bí ẩn, và không ai biết đó có phải là 1 bút danh nào đó của nhạc sĩ khác hay không.

Sao anh không về thăm lại miền Trung
Thăm đôi đỉnh Ngự và nước Hương Giang
Ngày nào đôi đứa đôi đường
Lòng em thương nhớ vô vàng
Mong anh mấy mùa thu sang


Click để nghe Thanh Tuyền hát Thần Kinh Thương Nhớ

Ngược Dòng Hương Giang

Một sáng tác của nhạc sĩ Đức Trịnh


Click để nghe Hương Lan hát Ngược Dòng Hương Giang

Sau đây, xin nhâc về những ca khúc Huế được sáng tác sau sự kiện Mậu Thân 1968.

Cơn Mê Chiều

Bài Cơn Mê Chiều của nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi có lẽ là ca khúc hay nhất viết về Huế năm Mậu Thân, nhưng lại là ca khúc ít được người ta biết đến nhất.

Bình luận về ca khúc này, trang RFA nói:

Cơn Mê Chiều của nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi có lẽ là chứng cứ trọn vẹn nhất về sự mất mát của Huế.

Thêm vào đó là tiếng hát ma mị của danh ca Thái Thanh, thì Cơn Mê Chiều chính là oan hồn của những thường dân vô tội Huế.

Tất cả những gì đẹp nhất, thơ mộng nhất của Huế được tác giả mang hết vào ca khúc. Không có tiếng súng. Không có tiếng thét. Không có lời ai oán. Chỉ có “Một mình nghe buốt đau, xuôi Nam Giao tìm bóng mình”

Hoặc là lời trách buồn bã của người mẹ đất thần kinh đối với đứa con của mình “nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng”

Và đâu đó, vẫn là tính nhân bản của tầng lớp văn sĩ xưa, lấy ngọn đuốc soi sáng mong làm tan đi tội ác.

Tôi là người trong đêm, mang ngon đuốc về nội thành
Xin là người soi đường đi xóa hết đau thương…


Click để nghe Thái Thanh hát Cơn Mê Chiều

Huế Mù Sương

Đây cũng là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi nhắc về nỗi buồn xứ Huế. Bài hát được viết với giai điệu rất u buồn:

Huế bây chừ buồn lắm không em?
Tháng đông dài mưa lạnh buốt đêm đen


Click để nghe Hoàng Oanh hát Huế Mù Sương

Thương Tà Áo Bay

Đây là một sáng tác của nhạc sĩ quê quán ở Huế là Văn Giảng, viết với bút danh Thông Đạt. Có lẽ đây là một bài nhạc phổ thơ, vì khi nghe lại, chúng ta có thể hình dung được 1 bài thơ lục bát rất hay vết về Huế:

Thương vô Thành nội Cửa Đông
Thương ra Thượng Tứ chiều hong nắng tà
Bến đò Thừa Phủ xa xa
Trông qua Vỹ Dạ bao tà áo bay…


Click để nghe Hồng Vân hát Thương Tà Áo Bay

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng là một người rất nhạy cảm về thời cuộc. Sau sự kiện buồn Tết năm Mậu Thân, ông đã viết 3 bài dành cho xứ Huế, và cả 3 đều nổi tiếng: Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy, Những Con Đường TrắngTôn Nữ Còn Buồn.


Click để nghe Hoàng Oanh hát Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy


Click để nghe Hương Lan hát Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy


Click để nghe Hoàng Oanh hát Tôn Nữ Còn Buồn

Đối diện với một sự kiện tang thương như vậy, nhưng những ca khúc này không mang vẻ hận thù hay cay cú, và chỉ là những niềm day dứt không nguôi về nỗi đau của dân tộc Việt.

Đông Phương
Nguồn: nhacvangbolero.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here