Đường Nguyễn Huệ ở Sài Gòn có thể xem là một trong những con đường đầu tiên của thành phố Sài Gòn. Hơn 100 năm qua, đây luôn là con đường sầm uất nhất của thành đô, kể từ khi được người Pháp mở thành đại lộ mang tên Charner vào năm 1887.

Khởi thủy của con đường này vốn là một con kênh dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định được Nguyễn Ánh xây dựng từ năm 1790, mang tên là Kinh Lớn.

Thời Pháp thuộc, người Pháp cũng gọi Kinh Lớn với tên tương tự trong tiếng Pháp là Grand. Sau đó, Kinh Lớn được đổi tên thành kênh Charner, theo tên đô đốc Charner – người ban hành quy định giới hạn địa phận thành phố này. Hai đường xe chạy hai bên bờ kênh mang tên Rigault de Genouilly và Charner.

Kinh Lớn, sau này trở thành đại lộc Charner – Nguyễn Huệ

Vì lưu lượng hàng hóa vận chuyển tấp nập nên Kinh Lớn dần dần trở nên ô nhiễm nặng khiến người Pháp phải cho lấp kênh đào này, cùng với con đường ở hai bờ để trở thành đại lộ rộng lớn mang tên Đại lộ Charner vào năm 1887. Tuy nhiên, người Sài Gòn khi đó lại thường gọi bằng cái tên dân gian là đường Kinh Lấp (nghĩa là “con kênh bị lấp đất”).

Một số hình ảnh đường Charner thời Pháp:

Đến năm 1956, chính quyền VNCH đổi tên con đường này thành Đại lộ Nguyễn Huệ, và tên này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

Từ trước năm 1975, thời VNCH, mỗi dịp Tết thì đường Nguyễn Huệ là chợ bán hoa xuân của người dân thành đô.

Đây là nơi tập trung mua bán hoa tết cây cảnh nên con đường này khi đó còn được gọi là Chợ Tết Nguyễn Huệ. Nhà vườn tập kết hoa ở bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô đã quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ.

Một số hình ảnh chợ hoa Nguyễn Huệ trước 1975:

Sau một thời gian bị gián đoạn, đến Tết năm 2004 thì chợ hoa Nguyễn Huệ được khôi phục, nhưng không còn cảnh mua bán, mà nơi đây sắp đặt và bày biện hoa để khách du xuân, gọi là Đường Hoa Nguyễn Huệ.

Mời bạn xem lại những hình ảnh đẹp nhất của đường Nguyễn Huệ trước năm 1975:

Đường Nguyễn Huệ đoạn vỉa hè thương xá TAX năm 1954

Đường Nguyễn Huệ sạch sẽ và đẹp như một góc phố Âu Châu
Đoạn Nguyễn Huệ giao với Huỳnh Thúc Kháng. Tòa nhà màu trắng bên phải là Nhà Hòa Giải, nay là tòa nhà Sunwah số 115 Nguyễn Huệ
Đại lộ Nguyễn Huệ sau một cơn giông
Đại lộ Nguyễn Huệ, nhìn ra bến Bạch Đằng. Phía trước là ngã tư giao với Ngô Đức Kế
Khách sạn Palace Hotel ở đoạn ngã 3 Nguyễn Huệ – Nguyễn Văn Thinh (nay là Mạc Thị Bưởi). Khách sạ này hiện nay vẫn còn giữ nguyên
Đường Nguyễn Huệ nhìn từ trên cao
Chợ hoa Nguyễn Huệ
Xe cộ trên đường Nguyễn Huệ
Phía trước là ngã 3 với đường Tôn Thất Thiệp
Đoạn ngã 3 với đường Huỳnh Thúc Kháng. bên tay phải hình là khuôn viên tòa Hòa Giải
Khi này đường Nguyễn Huệ có 2 dãy kiosk ở 2 bên đường
Saigon năm 1967
Ngã 3 Nguyễn Thiệp – Nguyễn Huệ năm 1969
Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau
Hình chụp từ 1 khách sạn xuống đại lộ Nguyễn Huệ
Đoạn cuối đường Nguyễn Huệ, chup từ phía bến Bạch Đằng

Đại lộ Nguyễn Huệ mùa Giáng Sinh
Bùng binh Cây Liễu, công viên Đống Đa ngay trước Tòa Đô Chánh. Tòa nhà màu trắng bên trái là REX Hotel

Hình ảnh này có lẽ vào khoảng thập niên 1980

Đông Kha
Ảnh: flickr
Nguồn: nhacvangbolero.com

—-

Toàn bộ bài viết được đăng trên nhacvangbolero.com hoàn toàn thuộc bản quyền của nhacvangbolero.com, đề nghị ghi rõ nguồn khi copy để tránh những sự cố về khiếu nại bản quyền. Xin cám ơn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here