Ngày ấy, cứ trước giờ phát thanh của Ðài Phát Thanh Quân Ðội thì xướng ngôn viên lại dùng ngón trỏ búng nhẹ vào chuông to bằng cái chén nhỏ và nói: “Ðây là Ðài Tiếng Nói Quân Ðội, phát thanh từ thủ đô Sài Gòn. Mời quý thính giả và các chiê’n hữu nghe tin tức.”

Ký ức của những xướng ngôn viên, biên tập viên tin tức chợt ùa về.

Nhớ mãi các anh chiê’n sĩ tiền tuyến

Cựu xướng ngôn viên Thảo Trang, tên thật là Hạ Hoàng Vân, là một giọng đọc kỳ cựu tại đài, cho hầu hết chương trình phát thanh của các quân binh chủng, từ Sư Ðoàn 5, Sư Ðoàn 22, đến Công Binh, rồi Biệt Ðộng Quân, Nhảy Dù, và Thủy Quân Lục chiê’n. Bà được cựu Trung Tá Phạm Hậu đề cử làm việc từ năm 1970 đến năm 1974.

Tuy nhiên, chương trình Nhạc Yêu Cầu do bà phụ trách vào mỗi 10 giờ sáng Chủ Nhật vẫn mang đến cho bà nhiều kỷ niệm với bao nỗi vui buồn.

Bà nói: “Thính giả trung thành của tôi là các anh chiê’n sĩ tiền tuyến trên bốn vùng chiê’n thuật và các sinh viên học sinh, người dân hậu phương. Nhiều người viết thư yêu cầu nhạc với những danh xưng rất quen thuộc với tôi, như: Nhóm Thố Ty Hoa Bình Dương, Cô giáo Nhã và Khóa 23 Võ Bị Ðà Lạt, Y Tá Áo Trắng tặng người Khóa 23 Võ Bị Ðà Lạt…

Qua những tên gọi này tôi được biết đến những chuyện tình lãng mạn, cũng như những hoàn cảnh thương tâm. Chuyện hai cô gái yêu cầu nhạc tặng cho cùng một người yêu thuộc Khóa 23 Võ Bị Ðà Lạt mà sau này được biết anh đã hy sinh trong trận chiê’n An Lộc. Hay Mai Phương và Mũ Ðỏ Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, cũng chính là Nguyễn Thị Nghĩa Trang và Trung Úy Lê chiê’n Tranh mà tôi chỉ dám đọc một lần trong chương trình thôi vì nghe buồn quá” – bà nhớ lại.

Bà kể, khoảng năm 1972, qua loạt bài của ký giả Kiều Mỹ Duyên viết về người thương binh trẻ tên Tân đã bỏ lại chiê’n trường đôi chân, muốn xin một chiếc xe lăn. “Tôi tìm đến gặp em và từ đó như một gắn bó đến với các thương binh tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Tôi thường đến đây cuối tuần để giúp cắt tóc, cắt móng tay, đút thức ăn, chuyện trò, đọc sách,… cho thương binh.

Mỗi sáng Chủ Nhật đến nơi này, tôi thấy các anh chụm lại quanh máy cassette, hay có anh một mình trầm ngâm nằm trên giường bệnh để nghe chương trình Nhạc Yêu Cầu Thảo Trang, hoặc hình ảnh người Iính gác cổng vào một trại Thiết Giáp ở Long Khánh, bên cạnh anh là một cassette nhỏ, đúng lúc giọng tôi giới thiệu chương trình. Tôi muốn ngừng lại nói với anh tôi là Thảo Trang, nhưng lại không dám, vội rảo bước đi” – bà nói.

Thêm một kỷ niệm khác mà bà không thể quên được.

Bà kể: “Một trong những thính giả trung thành của tôi là Trung Sĩ Trịnh Công Âu, y tá Nhảy Dù. Anh thường viết thư yêu cầu tặng nhạc cho ‘vợ hiền yêu dấu’ bằng mực tím đặc biệt. Ði đâu, anh cũng gởi quà về tặng tôi. Ra miền Trung, anh gởi kẹo mè xửng; qua Hạ Lào, anh gởi tượng Phật về.”

Xướng ngôn viên Hạ Hoàng Vân trong chiếc áo dài do phu nhân cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tặng. (Hình: Hạ Hoàng Vân cung cấp)

Bà lặng đi một lúc, như để dằn cơn xúc động, rồi tiếp: “Một ngày kia, năm 1974, vợ anh đến nhờ tôi giúp chị và bốn người con mau xin được tiền thất tung vì anh mất tích. Sở dĩ chị đến tìm tôi vì hay nghe chồng nhắc đến tôi và chương trình của tôi.”

Chiều hôm ấy, khi đưa người đàn bà bất hạnh này về nhà ở Trại Gia Binh Hoàng Hoa Thám, “thấy mấy đứa con anh nheo nhóc, đang lê la chơi với đám trẻ con hàng xóm, tôi thấy nghẹn ngào vô cùng. Lòng tôi đau thắt khi nghe đứa bé nói rằng nó chỉ mong có đầy đủ sách vở để đi học. Tôi chỉ giúp chị ấy một số tiền vì không biết làm gì hơn.”

Gần 42 năm trôi qua, tuổi đời chồng chất, nhưng vẫn có lúc ngồi yên lặng thật lâu nhớ về kỷ niệm và thầm ao ước được biết tác giả những cánh thư đã gửi về đài cho chương trình Nhạc Yêu Cầu do Thảo Trang phụ trách là ai, giờ này ở đâu, còn hay đã mất?

Khi lấy chồng họ Vũ, bà đổi tên là Vũ Hạ Vân. Hiện bà sống tại San Jose, California, và dành trọn thời gian vào công việc thiện nguyện cho nhà thờ.

Người kéo dài chương trình Dạ Lan

Hồng Phương Lan là tên thật của cựu xướng ngôn viên Mỹ Linh, và bà cũng là Dạ Lan 2, người giúp kéo dài chương trình Dạ Lan nổi tiếng một thời cho đến 1975.

Theo nhận định của cựu Trung Tá Phạm Hậu, cựu Quản Đốc đài, Mỹ Linh là một trong những giọng nói lừng danh ở Sài Gòn thuở ấy.

Bà thích công việc nói chuyện trước công chúng ngay từ thời Trung Học. “Tôi được nhận làm xướng ngôn viên cho Ðài Tiếng Nói Quân Ðội Ðệ Nhị Quân Khu (ở Huế) từ năm 1952. Ðến năm 1957 tôi mới chuyển vào Sài Gòn, làm việc cho Ðài Tiếng Nói Quân Ðội tại số 2 bis Hồng Thập Tự” – bà kể.

Ban đầu, bà phụ trách phần tin tức, bình luận và nhạc yêu cầu.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của bà trong thời gian này là mùi vị ngọt ngào lẫn đắng cay khi nhận được những cánh thư của thính giả gởi về từ khắp bốn phương khi bà bắt đầu chương trình Nhạc Yêu Cầu (nhạc Việt Nam), và Nhạc Bốn Phương (nhạc ngoại quốc, gồm Anh và Pháp).

Thư ngợi khen thì rất nhiều. Những lá thư khuyến khích nên cứ giữ phong cách riêng rất dễ mến của bà cũng không ít. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có những bức thư công kích với những lời lẽ không đẹp đẽ lọt vào tay bà.

Bà tâm sự: “Là người của công chúng, tôi luôn quan niệm rằng đã có người khen mình thì sẽ phải có người chê trách. Khen thì tôi xin cám ơn vì thấy việc mình làm được niềm nở đón nhận. Chê trách thì tôi cũng cám ơn vì đây là cơ hội tốt để mình học hỏi. Nhưng thư gởi về công kích với những câu viết thô tục thì tôi không biết phải làm gì, bởi vì mình không rút tỉa được gì cả.”

Ðến năm 1966, khi chương trình Dạ Lan, một chương trình dành riêng cho Iính, bị gián đoạn vì xướng ngôn viên Hoàng Xuân Lan (Dạ Lan 1) xin nghỉ việc, thư từ của Iính gởi về tràn ngập hằng ngày để phàn nàn và yêu cầu đài phải giữ chương trình này.

Ðể tiếp tục chương trình Dạ Lan, bà Hồng Phương Lan được đề cử thay thế Dạ Lan 1, và có biệt danh là Dạ Lan 2.

“Ban đầu, tôi định thử thay cô Xuân Lan một thời gian ngắn xem sao. Nhưng cấp trên thấy tôi có khả năng làm được nên giao thêm cho tôi nhiệm vụ này luôn” – bà nói.

Sau biến cố 1975, chồng bà và vài người con trai vượt biên sang Mỹ. Sau đó bà và con nhỏ được bảo lãnh sang đoàn tụ gia đình.

Bây giờ bà vẫn thỉnh thoảng làm việc thiện nguyện khi có đoàn thể nào đó nhờ làm xướng ngôn viên cho các chương trình đặc biệt.

Cũng như những xướng ngôn viên cùng thời, bà luôn luôn nhạy bén thay đổi cách thể hiện kỹ thuật xướng âm sao cho phù hợp.

Bà phân tích: “Cách đọc tin tức khác hẳn với cách đọc bình luận và lại càng không giống với cách đọc thư thính giả gởi về yêu cầu nhạc. Ðọc tin, giọng nói chỉ là tường trình, không chen lẫn tình cảm. Ðọc bình luận, giọng nói phải có chút thẩm quyền, nghiêm nghị hơn và đôi khi có pha cảm xúc. Còn đọc thư thính giả thì giọng thân mật hơn, gần gũi hơn.”

Hiện ở Columbia, South Carolina, những lúc không làm việc thiện nguyện, bà thường vào Internet theo dõi tin tức.

“Tôi mê coi tin tức lắm, hết coi ở TV thì đọc tin trên Internet. Một phần vì ở đây không có đài Việt Nam” – bà nói.

Khi hỏi bà đọc tin tức như mọi người hay đọc thành tiếng như thời còn làm xướng ngôn viên, bà cười xòa: “Giọng tôi đâu còn trẻ trung như hồi xưa mà còn ham đọc như thế. Thôi, cái thời ấy qua rồi.”

Nói về cơ duyên đến với đài, bà cho hay, sau biến cố Mậu Thân 1968, bà “may mắn xin được việc làm trong đài để vừa đi học ở trường Luật vừa đi làm bán thời gian ở đài, bởi vì lúc đó đài cần người để làm nhiều chương trình. Lúc tôi vào thì có làm việc một thời gian với ông Phạm Hậu, sau khi ông qua Ðài Sài Gòn thì ông Văn Quang làm cho đến 1975.

Khi vào làm tôi được ông Dzương Ngọc Hoán dạy cách biên tập tin, theo dõi những tin tức từ chiê’n trường do các phóng viên gửi về và biên tập lại để Xướng Ngôn Viên đọc. Một thời gian sau thì ông Văn Quang cho đi học một khóa cấp tốc về biên tập bên Ðài Sài Gòn.

Thời điểm đó tin tức được lấy từ nhiều nguồn. Nếu tin từ Tổng Cục chiê’n Tranh Chính Trị thì lấy nguyên văn, còn phóng viên gửi về thì phải ghi chép và biên lại theo lời phóng viên. Riêng những tin của phóng viên chiê’n trường thì sẽ phát nguyên văn bản tường trình, hoặc viết lại tùy theo tình hình chiê’n trường lúc đó và tùy theo trưởng ca sẽ quyết định phát tin như thế nào.

Ðặc biệt, với những chiê’n trường sôi động, sẽ phát nguyên băng có giọng tường trình của phóng viên. Thường nguyên băng hay phát vào giờ tin chính lúc 7 giờ sáng hoặc 12 giờ trưa. Sau đó, những bản tin này được biên tập viên tóm tắt và phát lại vào các bản tin phụ như 2 giờ chiều hoặc 3 giờ chiều. Tuy nhiên, để có một bản tin cho xướng ngôn viên đọc thì trưởng ca sẽ quyết định việc phát tin, rồi tới trưởng ban tin tức duyệt, sau đó mới phát tin. Trưởng ban tin tức lúc đó là ông Dzương Ngọc Hoán chịu trách nhiệm chính, dưới ông có rất nhiều trưởng ca” – bà cho biết.

Bà Quỳnh Giao trong thời gian làm việc tại đài

Tuy chỉ làm việc cho đài vài tháng ngắn ngủi, nhưng sau 42 năm sau, bà Vũ Nguyệt Hằng, cựu biên tập viên, vẫn còn nhớ mãi không khí gia đình của ban biên tập. “Mọi người, ai ai cũng thân thiện, không ai để ý, phê bình, chỉ trích nhau cả” – bà nhắc lại một cách luyến tiếc.

Nguồn: Ðằng Giao & Quốc Dũng/Người Việt (nguoi-viet.com)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here