Ca khúc Ngày Mai Tôi Về là một trong những bài nhạc lính nổi tiếng nhất của Hàn Châu viết vào đầu thập niên 1970. Cũng giống như nhiều bài nhạc vàng khác viết trong thời gian chuẩn bị cho Hoà Đàm Ba Lê, “Ngày Mai Tôi Về” là nỗi khát khao, niềm mơ ước mãnh liệt về một ngày đất nước được thanh bình, chấm dứt khói lửa, khi đó người lính sẽ được trở về quê xưa, có thể bỏ lại sau lưng những hãi hùng nơi ᴄhιến địa:

 

Trong đoạn này, tác giả nhắc về những “địa danh hãi hùng mà người đời từng biết tên”:

A Sao, tức là A Shau, là vùng đất miền Trung nằm cách biên giới Lào Việt chưa tới 10km, có địa thế hiểm trở, là sào huyệt của địch quân trong nhiều năm. A Sao cũng là 1 trong những địa danh bắt đầu bằng chữ A nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam tại miền Trung: A Lưới, A Sầu, A Bia, A Co…

Cam Lộ là địa danh nổi tiếng ở Quảng Trị, là nơi địa đầu của giới tuyến nên rất khốc liệt.

Hạ Lào là tên gọi quen thuộc trong chiến dịch Lam Sơn 719, là nơi được mệnh danh là “lò nướng quân” với thất bại của liên minh Mỹ – Nam Việt Nam trên đất Hạ Lào năm 1971.

Khe Sanh ở Quảng Trị là căn cứ quân sự nổi tiếng của Mỹ và VNCH, là mục tiêu của Bắc Việt trong trận Khe Sanh năm 1968.

Cổ Thành ở Quảng Trị là cái tên gợi lại bao đau thương trong Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972.

Khi nhắc đến những địa danh hãi hùng này, nhạc sĩ muốn vinh danh những người đồng đội đã bỏ mình nơi trận tuyến, ở chiến trường dài đăng đẳng được tác giả nhắc bằng một câu rất ngậm ngùi: chiến trường dài hơn tuổi mình.

Ngoài ra cũng không quên những người tình nhỏ đã “biết thương anh lính trẻ” gian lao nơi đầu tuyến, ngày đêm dãi nắng dầm mưa giữa núi rừng:

Nếu quả thật là ngày mai sẽ không còn những cảnh tượng hãi hùng nơi chiến địa, người lính đã có thể hiện ngang đi dọc khắp vùng trời để nhìn lại quê hương hoa gấm đã không còn bị cày sới vì những hận thù của chiến chinh:

Sau những đoạn trường và nỗi ngậm ngùi của quê hương dân tộc, tác giả lắng mình trong khoảnh khắc để nghe tiếng quê hương, đó là những giọng hò câu hát như được vọng về từ nghìn năm trước. Như là âm vang của đất mẹ, tuy là tiếng buồn man mác, nhưng mang lại những bình yên sau tháng ngày dài đau đớn lầm than.

Trước năm 1975, ca sĩ Hương Lan là người đầy tiên trình bày ca khúc này:


Click để nghe Hương Lan hát Ngày Mai Tôi Về trước năm 75

Đông Kha
Nguồn: nhacvangbolero.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here