Bài Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc là ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy viết về Phạm Phú Quốc, là anh hùng phi công mang cấp bậc trung tá tại nhiệm, truy thăng cố đại tá. Ông là hậu duệ của Phạm Phú Thứ, một quan đại thần thời vua Tự Đức.

Ngày 19 tháng 4 năm 1965, trung tá Phạm Phú Quốc cùng đồng đội thực hiện phi vụ phối hợp với lực lượng không quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ ở Bắc Phần. Ông đã tử trận khi quay trở về, hưởng dương 30 tuổi.

Phạm Phú Quốc (bên trái) năm 1964, cùng với quốc trưởng Phan Khắc Sửu năm 1964

Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó Thủ tướng kiêm Tư lệnh Quân chủng Không quân, thay mặt Chính phủ và Quân lực VNCH truy thăng cho ông cấp bậc Đại tá, đồng thời truy tặng Huân chương Bảo quốc đệ ngũ đẳng kèm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.

Trước năm 1975, tại Biên Hòa có 1 con đường mang tên Phạm Phú Quốc, là quãng đường từ Cổng I đến cổng II Không Quân (từ đầu đường ngã ba Thành đến bồn nước cạnh đài kỷ niệm (thuộc phường Trung Dũng – Biên Hòa), nay là đường Nguyễn Ái Quốc.

Qua bài hát Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc, nhạc sĩ Phạm Duy đã ca ngợi người phi công này với cuộc hành trình qua thời gian, từ lúc được mẹ sinh ra, đặt tên là “Quốc” với tình yêu nước sục sôi của bậc sinh thành (đặt tình yêu nước vào nôi), cho đến khi lớn lên, trôi theo vận nước, miệt mài những ngày tháng chinh chiến, rồi tới một ngày anh về với đất, bị “rụng cánh đại bàng” sau khi đi “làm kiếp người hùng”:

Chiều nao anh đi làm kiếp người hùng
Chiều nao thương ôi rụng cánh đại bàng.
Chiều nao anh đi, anh về đất
Chiều nao anh đi, anh về nước…

Mời bạn xem lại toàn bộ lời hát này, và nghe lại các phiên bản khác nhau của bài hát cả trước và sau năm 1975 sau đây.

Trong băng nhạc Trường Sơn phát hành trước năm 1975, ca sĩ Duy Khánh đã hát bài này với phần ngâm thơ của Hoàng Oanh ở đầu bài hát như sau:

Phạm Phú Quốc sao đi không trở lại
Triệu lòng đau sông núi cũng hờn đau
Và riêng ai theo dõi hướng tinh cầu
Nghe nức nở vai gầy run cô độc…


Click để nghe Duy Khánh hát, phiên bản thu âm trước 75, Hoàng Oanh ngâm thơ

Năm 2016, một trong những chương trình Asia cuối cùng, đã dàn dựng lại ca khúc này với tiếng hát Hoàng Oanh cùng dàn nhạc giao hưởng rất hoành tránh. Trong phần trình diễn này, Hoàng Oanh đã hát lời giống như phiên bản mà Duy Khánh đã hát trong băng nhạc Trường Sơn (nhưng thiếu phần ngâm thơ). Phần lời hát đó như sau:


Click để nghe Hoàng Oanh hát phiên bản 2016

Tuy nhiên, ca khúc này còn 1 phần lời khác ở giữa bài nữa. Nghe lại bản thu âm của Phương Dung và Nhật Trường trước năm 1975, xin chép lại đoạn ở giữa đó như sau:


Click để nghe Phương Dung & Nhật Trường hát phiên bản trước 1975

Phiên bản đầy đủ nhất của ca khúc này, có lẽ là vào năm 1994, trong băng nhạc Thương Người Chiến Sĩ VNCH, ca sĩ Hoàng Oanh đã hát trọn vẹn cả bài hát như phiên bản của Phương Dung – Nhật Trường, thêm phần ngâm thơ, thêm cả phần diễn đọc của Dạ Lan ở đầu bài hát. Cả 2 phiên bản 1994 và 2016, ca sĩ Hoàng Oanh diễn tả cảm xúc rất chân thật, đặc biệt là phần nức nở khi hát tới đoạn người anh hùng bị “gãy cánh đại bàng”, rồi về với đất mẹ. Mời các bạn nghe lại sau đây:


Click để nghe Hoàng Oanh hát phiên bản 1994

Nhưng đó không phải là toàn bộ lời gốc của bài này. Nếu xem lại phần nhạc tờ, có thể thấy còn 1 lời nữa ít thấy ca sĩ nào hát:

Đông Kha (nhacvangbolero.com)

.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here