Thập niên 1960, ba nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng là Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng cùng hợp tác với nhau để sáng tác nhiều ca khúc cho đến nay đã trở thành bất tử với nhiều bút danh khác nhau.
Từ khoảng năm 1964-1965, 3 nhạc sĩ đã thử nghiệm sáng tác cùng nhau, và 1 trong những ca khúc đầu tiên chính là Chuyện Tình Lan Và Điệp 1 (tên chính xác là Truyện Tình Lan Và Điệp – ca khúc 1) – Bài hát có doanh số bán nhạc tờ được con số kỷ lục hàng triệu bản.
Sau thành công đó, nhóm 3 nhạc sĩ đã cho ra đời thêm Lan & Điệp 2,3, đồng thời chính thức sử dụng bút danh Lê Minh Bằng (ghép từ tên Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng) trong ca khúc Đêm Nguyện Cầu vào năm 1966. Đây cũng là lần đầu tiên cái tên Lê Minh Bằng xuất hiện trong làng nhạc:
Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi
Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối
Tôi đi chinh ᴄhιến bao năm trường miệt mài
Và hồn tôi mang vết thương, vết thương trần ai
Elvis Phương hát Đêm Nguyện Cầu trước 1975
Bài hát là lời nguyện cầu đầy thương cảm trong đêm của một người lính ở nơi rừng sâu núi thẳm, ngày đêm lăn lộn chốn sa trường. Trong một phút giây hiếm hoi có được sự tĩnh lặng, có thể lắng lòng mình và nghe con tim thổn thức những lời nguyện:
Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chắp tay, nghe hồn khóc đến rướm máu
Bâng khuâng nghe súnɡ vang trong xa mờ, buồn gục đầu
Nghẹn ngào nghe non nước tôi trăm ngàn ưu sầu…
Người lính ở miền biên địa lúc nào cũng đối diện với lằn ranh sinh tử mong manh, có những đêm trong tiếng súnɡ vang rền có xen lẫn tiếng chuông nhà thờ vọng đến từ xa xăm đã phần nào mang đến sự an ủi cho linh hồn, người lính quỳ xuống chắp tay và rưng rưng nghe đau xót cho thân phận mình và vận mệnh đất nước:
Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài.
Từng chiến đấᴜ tᎥêᴜ dᎥệt quân thù bạo tàn.
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tiếng khóc đi vào đêm trường triền miên.
Click để nghe Duy Khánh hát
Thời cuộc đã gieo bao đau thương cho đất nước, cho người dân xứ Việt. Những người dân hiền lành thì lại lúc nào cũng gặp phải quân thù bạo tàn, nên sự thanh bình vẫn luôn là ước mơ mong mỏi, niềm khát khao lớn nhất, nên bao năm rồi đất nước vẫn còn nhiều ưu phần, còn thật nhiều tiếng khóc đau lòng của dân lành vô tội trong đêm trường triền miên.
Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chắp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình
Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình?
“Ai gây hận thù tội tình” trên non nước này là một câu hỏi đầy xót xa, đau đớn, là tiếng kêu than gửi đến tận trời cao xanh, mong được đoái thương cho quê hương dân tộc lúc nào cũng phải đối diện với họa ngoại xâm.
Bài hát Đêm Nguyện Cầu được phát hành vào tháng 11 năm 1966, nhân dịp quốc khánh VNCH. Trong lời đề tựa, nhóm nhạc sĩ ghi: Kính dâng Tổ-quốc mến yêu, chân thành ghi ơn những người đã và đang chiến đấu cho hòa bình Việt-Nam.
Bài: Yên Linh (nhacvangbolero.com)