Năm hăm mốt tuổi (1967), nhạc sĩ Ngân Giang vào quân ngũ, phục vụ ở cục TLC, từ đó ông đã sáng tác nhiều bài hát dành cho người lính, nổi tiếng nhất là 2 ca khúc Đêm Trên Đỉnh SầuXin Người Đừng Yêu Tôi. Cả 2 bài này đều gắn liền với tiếng hát Chế Linh trước năm 1975.


Click để nghe Chế Linh hát Xin Người Đừng Yêu Tôi trước 1975

Sau này tại hải ngoại, ca sĩ Chế Linh đã thu âm lại chính 2 ca khúc này trong đĩa nhạc mang tên Người Nhập Cuộc do Làng Văn sản xuất và phát hành năm 1995. Lúc đó trên bìa đĩa, tên của bài hát bị ghi thành “Xin Đừng Yêu Tôi”, bỏ đi chữ “Người” so với tựa gốc trước năm 75, nên sau này khán giả chỉ biết bài hát này với cái tên mới.

Đã từ lâu tôi miệt mài xuôi quân
Nay rừng mai núi thẳm
Tìm vui khắp các nẻo đường

Dài đêm thâu tôi ngồi đợi sang canh
Phiên gác vẫn âm thầm
Vọng về tiếng súmg quen quen.

Nếu có bài nhạc lính nào nói lên được chân thật nhất về sự thiệt thòi và nỗi cô đơn của thân phận người lính, có lẽ đó là ca khúc Xin Đừng Yêu Tôi này. Ở ngay chính tựa đề bài hát, người chinh nhân đã phải tự chối bỏ tình yêu, mặc cho sự cô đơn ngày đêm bủa vây quanh mình ở giữa những hào sâu và tháp canh, rồi đêm đêm nghe tầm đạn từ xa vọng về mà tưởng như là điệu nhạc ru hồn.

Nói về tôi: xin người đừng yêu tôi
Cho tình yêu khắc khoải
Vì đâu dám hứa hẹn gì

Nhiều đêm tôi mong được vòng tay ai
Ôm kín nỗi cô sầu
Thật thà trên đôi môi.

Nhưng ai dám nói yêu mình
Bằng lòng trao trót tình
Với cuộc đời bôn ba xuôi ngược khắp miền
Làm sao tôi dám mộng và dám mơ
Vì trên vai vẫn còn nặng hành trang.

Đời lính vất vả gian lao, quanh năm và suốt tháng luôn phải mang nặng hành trang để xuôi ngược khắp các miền không thể hẹn được ngày trở lại, kiếp sống bôn ba như vậy thì làm sao có thể mơ về một mái ấm gia đình đúng nghĩa với người mình yêu thương. Hơn nữa, người lính luôn phải đối diện thường trực với nỗi chêƭ chốn sa trường, nên không thể có lời hứa hẹn nào, vì nếu lỡ không may có mệnh hệ nào đến với mình thì thương cho người yêu nhỏ ở nơi xa. Vì vậy người lính đành giấu kín nỗi cô sầu, để khi đêm về lẻ loi thì lại khát khao những vòng tay ôm của người tình.

Biết ngày nao tôi lại về kinh đô
Xây tình nơi phố cũ
Được nghe tiếng hát loài người
Để quên đêm mưa phùn lạnh poncho
Quên gió rít biên thuỳ, và tầm đan khua thâu đêm.

Đoạn cuối của bài hát, như thường lệ trong nhiều bài nhạc vàng khác, là niềm mong ước được hòa bình của người chinh nhân. Sau những năm tháng mệt nhoài vì xuôi quân khắp nẻo, ai mà không mong đợi một ngày được trở lại kinh đô, được về xây lại cuộc tình xưa còn dang dở, và được nghe những tiếng hát của loài người, chứ không phải là tiếng s úпɡ đêm đêm giữa rừng sâu. Và lúc đó thì những đêm mưa rừng lạnh lẽo phải vùi thân vào tấm poncho và những cơn gió rít ở biên thùy sẽ hoàn toàn trở thành quá vãng, như là một cơn mộng hãi hùng của thế hệ.

Tiếc thay, mong ước đó mãi chỉ là mong ước mà thôi.

Yên Linh (nhacvangbolero.com)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here