Nhạc sĩ Phượng Vũ là tác giả của những ca khúc nổi tiếng Cánh Thư Mùa Hạ, Rừng Ái Ân, Chiếc Khăn Màu Tím, và đặc biệt là Áo Nhà Binh nổi tiếng với giọng hát Duy Khánh từ trước năm 1975:

Từ độ tình nhân xa khuất nẻo,
tôi lê gót chân độc hành từng đêm nghe hoang vu.
Tuổi đời trên năm ngón hao gầy
khói thuốc đen tay vàng ngược xuôi tâm tư mênh mang…


Click để nghe Duy Khánh hát Áo Nhà Binh trước 1975

Có thể là Áo Nhà Binh không phải là một bài quá nổi tiếng của nhạc vàng, nhưng xét riêng trong dòng nhạc lính thì đây là ca khúc thể hiện được chân thật nhất tâm tư tình cảm của những người lính trẻ vừa bước chân vào đời quân ngũ:

Chiều lại chiều qua trên phố thị,
Xa bao lớp bạn bè còn đam mê nơi xa hoa.
Cả đời thư sinh chốn kinh thành
mình quên cả nhân tình từng đêm thương áo nhà binh

Nhiều người đã tưởng rằng Áo Nhà Binh được sáng tác bởi một nhạc sĩ đã từng thực tế bước ra vùng hỏa tuyến, đã xông pha ra ngoài trận mạc, với áo sờn vai và đêm đêm ở dưới hào sâu nghe được tiếng đạn thù buốt xoáy.

Tuy nhiên theo lời nhạc sĩ Phượng Vũ kể lúc còn sinh tiền, ông sáng tác Áo Nhà Binh vào năm 1969 khi vẫn còn đang học cao đẳng. Thời gian nghỉ hè một tháng ông được tham gia khóa quân sự học đường ở quân trường Quang Trung.

Nhạc sĩ Phượng Vũ thời trẻ

Sau khi học xong khóa cán bộ kỹ thuật, ông trở thành một công chức và chưa bao giờ là một người lính thực thụ. Tuy nhiên, là một người sống vào thời lửa loạn, chứng kiến cảnh quê hương bị dày xéo bởi những trận giao tranh tương tàn thảm khốc, nhạc sĩ Phượng Vũ đã sáng tác thành một ca khúc nhạc lính có thể xem là để đời và được nhiều thế hệ nghe nhạc vàng yêu thích:

Đêm nghe đạn thù vút xoáy.
Dày trận mòn gai thương quê hương thương mình.
Nhìn vai áo ᴄhιến phai mầu
mới biết quân hành thời gian qua mau hay lâu

Nhận diện được quê hương với mình
nên vui kiếp phong trần dù gian nan luôn theo chân .
Chợt lòng nghe thương nhớ nhân tình
mà anh vẫn chưa về vì anh thương áo nhà binh

Là một người trai thời loạn, dù biết là sẽ có nhiều gian nan, nhưng vì “nhận diện được quê hương với mình” nên đã chấp nhận dấn bước về nơi hiểm địa, thương áo nhà binh như thương nhân tình. Thời gian trên vùng tử địa đó được đong đếm bằng cách nhìn vai áo lính sờn, chứ không được tính bằng ngày bằng tháng, vì ngày qua ngày tiếp nối không khác gì nhau, cũng là đều đối diện với những sự hãi hùng của làn ranh tử sinh mong manh.


Click để nghe Duy Khánh hát Áo Nhà Binh sau 1975

Vyka – nhacvangbolero.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here