Trong nhạc vàng, có rất nhiều ca khúc xuân nói lên tâm tình của người lính. Có lẽ là hoàn cảnh xa quê, xa nhà và xa người thân của người lính đã gợi lên bao nhiêu nỗi niềm nhớ nhung khắc khoải, trở thành một đề tài phổ biến cho các nhạc sĩ nhạc vàng để sáng tác nên những ca khúc hay, tạo ra được những rung cảm mãnh liệt đối với người nghe. Đến nay, cho dù chinh chiến đã lùi xa từ lâu, nhưng những ca khúc nhạc xuân về đời lính vẫn được khán giả nghe nhạc yêu thích và tìm nghe.


Click để nghe nhạc xuân người lính thu âm trước 1975 (15 bài)

Sau đây, xin giới thiệu đến các bạn những bài nhạc xuân về người lính nổi tiếng nhất.

1. PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN – NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Trong hàng trăm ca khúc nhạc xuân đã được sáng tác trước năm 1975, có thể nói hiếm thấy ca khúc nào có lời ca lãng mạn và đẹp như Phiên Gác Đêm Xuân của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, đặc biệt là hình ảnh:

Xác hoa tàn rơi trên báng súпɡ
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi…

Ca khúc viết về một đêm giao thừa ở nơi biên thùy, người lính đón thời khắc giao mùa trong một phiên gác đêm. Thoáng nhìn thấy xác hoa rừng rụng trên báng súng, trong một thoáng mơ hồ tỉnh thức, người lính tưởng như là đang được ngắm pháo hồng tung bay rực rỡ, rồi khi ngẩng ra thì mới biết chỉ là hoa tàn lá rụng mà thôi.


Click để nghe Thanh Tuyền hát Phiên Gác Đêm Xuân trước 1975

Nếu không kể những bài nhạc xuân có giai điệu vui tươi của các nhạc sĩ Phạm Đình Chương, Văn Phụng như Xuân Họp Mặt, Đón Xuân, Ly Rượu Mừng… thì có thể xem Phiên Gác Đêm Xuân là bài nhạc xuân đầu tiên của dòng nhạc vàng chan chứa một nỗi buồn mênh mang. Từ đó về sau, hàng loạt bài nhạc xuân buồn tương tự được ra mắt vào thập niên 1960, 1970.

Không chỉ là bài nhạc vàng chủ đề xuân đầu tiên, đây còn là một trong những bài nhạc vàng đầu tiên được sáng tác từ giữa thập niên 1950, và cũng là một trong những bài hát đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Ông cho biết hoàn cảnh sáng tác như sau:

“…Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười (Gò Bắc Chiêng, Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường.)

Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh của người em gái hậu phương.

Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác..

Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân.

Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân:

Đón giao thừa một phiên gác đêm
chào Xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súпɡ
ngỡ rằng pháo tung bay
ngờ đâu hoa lá rơi…


Click để nghe Thanh Thúy hát Phiên Gác Đêm Xuân trước 1975

Bấy nhiêu tình là bao nước sông
Trời thương nhớ cũng vương mây hồng
Trách chi người đem thân giúp nước
Đôi lần nhớ bâng khuâng, gượng cười hái hoa xuân

Tình yêu trong ca khúc này được tác giả nhắc đến một cách mơ hồ, những nhung nhớ bâng khuâng bất chợt, nhưng tình đó cũng ví như là nước sông, lúc thì êm đềm lặng lẽ, nhưng cũng có lúc cuồn cuộn dâng trào. Có lẽ trời cao xanh kia cũng thấu được hiểu nỗi lòng thương nhớ đầy vơi của người chiến sĩ, nên đã giăng đầy mây hồng ngang trời giữa lúc đêm tàn phút sang canh và giao mùa.

Trong phút bâng khuâng, người chợt thầm mơ về một khung cảnh vốn bình dị, nhưng lại quá xa vời:

Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
Mơ rằng đây mái nhà tranh
Mà ước chiếc bánh ngày xuân
Cùng hương khói vương niềm thương…

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sử dụng những hình ảnh rất thân thuộc, bình dị như rất nhiều ca khúc nhạc vàng khác. Vẫn là mái nhà tranh, nhưng ở đó có “hương khói vương niềm thương” – Hình ảnh dù bình dân nhưng cách dùng chữ đặc sắc đó đã nâng tầm bài hát lên những bậc thăng hoa hiếm thấy, rất thi vị và khác biệt.

Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu
Vì mơ ước trắng như mây chiều
Tủi duyên người năm năm tháng tháng
Mong chờ ánh xuân sang, ngờ đâu đêm cứ đi


Click để nghe Anh Khoa hát Phiên Gác Đêm Xuân trước 1975

Đời người có biết bao nhiều ước mong, mà mơ ước thì lại trắng như mây chiều, mong manh như là sương khói. Năm tháng nối tiếp qua đi, lòng mãi mong chờ một ngày có ánh xuân gieo xuống chan hòa khắp chốn, nhưng bóng đêm của ly loạn thì vẫn bao trùm quê hương trong bao nhiêu năm trường.

Chốn biên thùy này xuân tới chi?
Tình lính chiến khác chi bao người
Nếu xuân về tang thương khắp lối
Thương này khó cho vơi, thì đừng đến xuân ơi

Người lính ở chốn biên thùy, 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông không khác nhau là mấy, lúc nào cũng vẫn là bùn mềm in gót hành quân, khác chăng chỉ là mùa hoa rơi và mùa lá rụng, nên Xuân đến rồi đi chỉ là cho thêm phí hoài tuổi xuân mà thôi.


Click để nghe Hà Thanh hát Phiên Gác Đêm Xuân trước 1975

Mùa xuân đến có muôn người chờ đón với bao niềm tin yêu và hy vọng, nhưng mà nếu mùa xuân này vẫn còn tang thương khắp chốn, khó cho vơi được nỗi lòng này, thì xuân ơi hãy đừng đến, mà hãy chỉ đến khi quê hương được thanh bình. Lời cầu xin đó thật buồn và đau xót, mà sau này nhiều nhạc sĩ đã nhắc lại trong các bài hát xuân khác, đó là:

Đợi hai ba năm nữa,
quê mình thôi khói lửa
Mời xuân đến với tôi,
Giờ này còn nổi trôi
Riêng tôi xin từ chối… (Tôi Chưa Có Mùa Xuân – Châu Kỳ)

và:

Xuân ơi xuân nếu chẳng vui gì
Hãy đừng, đừng tìm đến chi… (Thư Xuân Trên Rừng Cao – Trịnh Lâm Ngân)

Mùa xuân là mùa của tin yêu và hy vọng, của sum họp gia đình. Nhưng bao xuân rồi vẫn còn ngăn cách, tang thương còn trên khắp lối, thì người chinh nhân đành để lòng cố quên đi mùa xuân ở nơi chốn biên thùy.


Click để nghe Khánh Ly hát Phiên Gác Đêm Xuân sau 1975

2. XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ – TRỊNH LÂM NGÂN

Ca khúc “Xuân Này Con Không Về” có thể xem là bài nhạc xuân trước 75 nổi tiếng nhất và được nghe nhiều nhất trong suốt hơn 50 năm qua.

Bài hát này được yêu thích qua nhiều thế hệ, có lẽ là vì lời hát đi vào lòng người, đánh động tới được những cảm xúc sâu thẳm nhất của mỗi người, không chỉ là người lính, mà tất cả những người tha hương, dù đã trưởng thành nhưng hình bóng mẹ hiền và quê nhà lúc nào cũng ở trong tâm tưởng.


Click để nghe Duy Khánh hát Xuân Này Con Không Về trước 1975

Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về
nay én bay đầy trước ngõ
mà tin con vẫn xa ngàn xa

ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui
nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng
trông bánh chưng ngồi chờ sáng
đỏ hây hây những đôi má đào

Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm,
mái tranh nghèo không người sửa sang
Khu vườn thiếu hoa đào mừng xuân

Đàn trẻ thơ ngây chờ mong
anh trai sẽ đem về cho tà áo mới
ba ngày xuân đi khoe phố phường

Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà

Ca khúc “Xuân Này Con Không Về” được bộ ba nhạc sĩ Trịnh – Lâm – Ngân sáng tác trong khoảng thập niên 60, mở đầu cho một loạt các ca khúc viết về tâm trạng người lính trong mùa xuân.

Trịnh-Lâm-Ngân là nghệ danh ghép của 3 nhạc sĩ: “Trịnh” tức Trần Trịnh, “Lâm” tức Lâm Đệ, và “Ngân” tức Nhật Ngân. Có lẽ sự kết nối âm nhạc của những nhạc sĩ này là một trong những hiện tượng âm nhạc kỳ thú và đặc biệt nhất của làng âm nhạc Việt Nam.

Trên thực tế, trong bộ ba này chỉ có Trần Trịnh và Nhật Ngân là nhạc sĩ, và cả 2 ông đều có những sáng tác riêng, nhiều tác phẩm hay, rất thành công, và được người yêu nhạc mến mộ. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa 2 con người, với 2 trạng thái cảm xúc khác nhau, để đúc kết quy về một mối, cho ra đời một “Xuân Này Con Không Về” thì quả là đã tạo ra cho ca khúc này một số phận rất riêng biệt.

Có lẽ cũng chính bởi thế, bên cạnh vô vàn những bản nhạc xuân vui nhộn, công chúng yêu nhạc vẫn lén tìm cho riêng mình một góc nhỏ, để ngồi lắng nghe “Xuân Này Con Không Về”, một nhạc phẩm luôn được tôn vinh trong những dịp đầu xuân, không chỉ trong thời chiến chinh loạn lạc, mà ngay cả trong thời bình, nhất là khi người ta mượn nó để biểu thị những cảm xúc, diễn tả thay tâm trạng của những người con xa xứ, mỗi dịp Xuân về.

Toàn bài hát không hề có chữ “lính” nào, và chỉ khi đến khúc cuối, người nghe mới lờ mờ nhận ra đây là một bài hát viết cho lính, được lồng ghép vào một bức tranh xuân, với những hình ảnh hoàn toàn đối lập, của một bên là gia đình đoàn viên, bên bếp lửa hồng, trông nồi bánh chưng xanh, chờ trời sáng, với bên kia, là hình ảnh người lính đơn côi nơi chiến tuyến, vì cuộc chiến còn đó, bè bạn đồng đội còn đó, nên người lính không thể trở về với gia đình để hưởng cảnh ấm êm một mình, qua đó phần nào làm toát lên tính vô nghĩa của mọi cuộc chiến, và đó cũng là cách sử dụng những hình ảnh đối lập hết sức tài tình ý nhị của bộ 3 nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân, góp phần giảm nhẹ tính đau thương…

Một đặc điểm nổi bật nữa của “Xuân Này Con Không Về” mà không thể không nhắc tới, đó là bài hát này luôn gắn liền với tên tuổi của cố ca sĩ Duy Khánh. Ca nhạc sĩ Duy Khánh hát thành công “Xuân Này Con Không Về” đến mức có nhiều khi, người ta tưởng chính ông là tác giả ca khúc này.

3. MÙA XUÂN CỦA MẸ – TRỊNH LÂM NGÂN

Ca khúc Mùa Xuân Của Mẹ được nhóm nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân viết lên từng nốt đong đầy như trút hết tâm tư khiến cho người xa quê càng da diết muốn trở về ngay với mùa Xuân bên mẹ:

Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi
Giờ đây đời con đang còn lênh đênh
Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
Áo trận sờn vai bạc màu
Nhìn xuân về lòng buồn mênh mang

Ở nơi đèo heo hút gió biên thùy, đời lính trận vốn đã lênh đênh buồn theo sương núi mây ngàn, càng buồn hơn khi cuối năm nhìn hoa nở đón mừng năm mới ở nơi sa trường. Hai tiếng “Mẹ ơi” được mở đầu cho bài hát là nỗi lòng nhớ nhà nhớ mẹ của đứa con năm này không được về đón Tết nơi quê nhà.


Click để nghe Dạ Hương hát Mùa Xuân Của Mẹ trước 1975

Ngày đi con hứa xuân sau sẽ về
Mà nay đã bao xuân rồi trôi qua
Giờ đây chắc Mẹ già tóc bạc nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn cà
Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai?

Ngày ra đi con hứa với mẹ là Xuân sau sẽ trở về, bởi vì cứ tưởng là đời trai sương chỉ là một thời gian ngắn, ngờ đâu là “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, biết bao mùa xuân qua mà con vẫn chưa về dưới mái tranh nghèo, về bên mẹ già chắc nay tóc đã bạc nhiều. Vắng con, chắc là mẹ sớm tối chỉ ra vào một mình, thui thủi với vườn rau vườn cà, những việc nặng nhọc không biết mẹ sẽ nhờ ai.

Đêm nay núi rừng gió nhẹ sang xuân
Thoáng mùi mai nở đâu đây
Nghe lòng lạc loài chơi vơi

Khi xưa, những ngày binh lửa chưa sang
Bếp hồng quây quần bên nhau
Nghe Mẹ kể chuyện đời xưa.

Đêm giữa núi rừng càng nghe nao khi nghe gió nhẹ mơn man mùa xuân về. Người vốn đã lạc lõng trong rừng, lòng càng nghe lạc loài hơn khi nghe thoảng mùi hương mai nở xôn xao, đó là mùi của loài hoa mai rừng hay mùi hoa mai nơi quê cũ xa vời chỉ còn trong ký ức? Xuân về nơi chốn đèo cao, kẻ xa nhà thấm thía nỗi nhớ kỷ niệm Tết xưa bên mẹ nghe kể chuyện đời xưa, bên bếp hồng canh nồi bánh tét cả nhà quay quần sum họp bên nhau cùng chờ đón phút giao thừa.

Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về
Dù cho, dù cho xuân đã đi qua
Dù cho én từng bầy bay về ngàn
Dẫu gì rồi con cũng về
Chỉ bên Mẹ là mùa xuân thôi

Dù bầy chim én đã bay đi, dẫu hoa cúc hoa mai không còn thắm, dẫu mùa Xuân này đã đi qua… Thì Mẹ ơi, con sẽ về bên mẹ vì chỉ bên mẹ là mùa Xuân mãi mãi, chỉ bên mẹ là mùa Xuân thôi. Không có ai yêu thương con bằng mẹ, và không có Tết nào vui bằng Tết ở quê nhà. Ước mơ của người lính trong bài nhạc cũng là ước mơ của tất cả mọi người, nhất là những người con Việt Nam xa xôi ở nước ngoài, mỗi Xuân về nghe lại bài này, càng thấy nhớ Tết quê hương.


Click để nghe Chế Linh hát trước 1975

4. THƯ XUÂN TRÊN RỪNG CAO – TRỊNH LÂM NGÂN

Bài hát này nói về hoàn cảnh xa quê, xa nhà và xa người thân của người chinh nhân, đón xuân chỉ bằng những lá hoa rừng, bằng cánh thư được gửi từ hậu tuyến, đã gợi lên nhiều nỗi niềm và tạo được nhiều cảm xúc đối với người nghe nhạc.

Mời anh mời chị, mùa xuân lên đây thăm tôi
Nơi xa xôi khuất nẻo thưa người, núi rừng mịt mù sương
Mời em một lần rời xa nơi đang yên vui,
Lên đây thăm lính ở trên rừng, để cùng ngọt bùi sớt chia.


Click để nghe Thái Châu hát trước 1975

Người lính bao năm xa nhà, hành quân qua những miền biên thùy khói lửa nên hàng năm đều phải đón xuân ở chốn rừng sâu khuất nẻo thưa người, rừng sương che lối mịt mù, dù thật sự có ai muốn lên thăm thì cũng khó mà đến được tận nơi. Vì vậy lời gọi mời rằng “mời anh mời chị mời em…” như là để thay lời người lính mời người dân thành thị rời nơi yên vui để lên vùng hoang vu núi rừng, để họ biết được rằng sự “yên vui” chốn đô thành có được là nhờ những người lính ngày đêm gìn giữ…

Thành ρhố xᴜân về vᴜi rộn vᴜi,
ᴄhân nɡười ᴄhen ᴄhân lụɑ là khᴏe,
Sợ rằnɡ đồn xɑ này ᴄhẳnɡ ɑi thăm

E tết lại khônɡ rượᴜ mềm môi
Khônɡ bánh khônɡ trà, ᴄhẳnɡ hạt dưɑ
ᴄhắᴄ lại mừnɡ xᴜân bằnɡ ρhần lươnɡ khô
Đón ɡiɑᴏ thừɑ bằnɡ đèn hỏɑ ᴄhâᴜ rơi.

Để có được những sự vui rộn vui, lụa là khoe với những bánh chưng, hạt dưa ngày tết, đổi lại là sự gian khổ nơi sa trường, đón xuân chỉ bằng phần lương khô, trông hỏa châu mà ngỡ rằng là tràng pháo giao thừa.

Ở chốn rừng xa xôi khuất nẻo này, thư đi tin lại cũng hạn chế, người lính rừng đếm từng ngày mòn mỏi, đến khi mai vàng báo tin xuân mà thư vẫn chưa thấy hồi âm:

Mời anh mời chị, mời em lên đây thăm tôi,
Thư xuân đi tính đã bao ngày, biết người nhận được chưa?

Lời gọi mời như là bị rơi hẫng vào khoảng không bầu trời. Người lính thấy chơi vơi trong lòng và không thể khuây khỏa nỗi lòng khi chợt thấy một mảng rừng đã vàng rực hoa mai. Xuân đã đến rồi, nhưng trong lòng người dường như vẫn chưa thấy mùa xuân:

Nhìn mɑi nở vànɡ, lònɡ tôi sɑᴏ nɡhe ᴄhơi vơi
Xuân ơi xuân nếu chẳng vui gì!

Hãy đừng, đừng tìm đến chi.


Click để nghe Duy Khánh hát

5. CẢM ƠN – NGÂN KHÁNH

Ca khúc Cảm Ơn của nhạc sĩ Nhật Ngân là 1 trong những ca khúc nhạc xuân nổi tiếng nhất 1975. Bài hát này được nhạc sĩ ký bút danh là Ngân Khánh và có nội dung rất gần với bài hát Xuân Này Con Không Về của nhóm Trịnh Lâm Ngân (Trần Trịnh và Nhật Ngân). Có lẽ vì vậy mà nhiều người đã tưởng rằng Ngân Khánh là một bút danh khác của Trần Trịnh – Nhật Ngân (Trịnh Lâm Ngân). Kỳ thực, ca khúc Cảm Ơn chỉ của 1 mình nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác, và ông lấy tên con gái của mình là Ngân Khánh để làm bút danh cho bài hát.


Click để nghe Duy Khánh hát Cám Ơn trước 1975

Này là cánh thư, nghiêng nghiêng nét chữ cô em học trò
Này là bánh chưng, mẹ già tự tay gói gửi cho con
Này là áo len, bao nhiêu đêm thâu em ngồi em đan
Nay em gởi ra tới chiến trường,
Mang chút tình hậu phương thương mến.

Người lính nơi biên thùy xa nhà, xa gia đình, chỉ có thể liên lạc được với người thân qua những cánh thư. Đầu xuân nên gửi kèm theo thư sẽ có thêm những món quà đơn sơ từ quê nghèo, như là bánh chưng mẹ già tự tay gói gửi, hay là chiếc áo len được người yêu học trò đan suốt những đêm thâu, là những món quà chứa đựng trong đó muôn vàn tình yêu thương gửi người đang ở nơi xa.

Nhìn bánh chưng, người trai lính như nhìn thấy lại được dáng quen thuộc của mẹ hiền đã cặm cụi ngồi đong nếp, lót từng lớp lá, chun từng thanh củi, và chợt thương mẹ bao năm vất vả vì đàn con mà chưa biết ngày nao mới được vui sum vầy.

Mặc vào cái áo len, chàng thấy ấm áp vì cảm nhận được tình yêu vô bờ của của người con gái vẫn ngày đêm mong ngóng tin về. Những tấm áo đó được đan từ những bàn tay xinh thiếu nữ, có thể không đẹp bằng một chiếc áo được dệt lên từ dàn máy hiện đại, nhưng lại khiến người mặc cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc. Vì trong từng sợi len sẽ cảm nhận được sự quan tâm, tình yêu thương từ người đan gửi tặng. Sự giá rét khi trời sang xuân cũng là lúc mà nỗi cô đơn, sự nhung nhớ dâng tràn trong tâm hồn đôi lứa vì cách xa nhau:

Ngồi đọc lá thư đơn sơ tha thiết văn chương học trò
Nhìn cặp bánh chưng, mà lòng chợt thương mẹ già xa xôi.
Mặc vào áo len, sao như tôi nghe trong hồn chơi vơi.
Xuân đang về trên khắp đất trời.
Nhưng tất cả Xuân là ở đây.

Xuân đang về ở muôn nơi, hoa rừng đua nở rợp trời, nhưng với người lính thì điều đó không mang nhiều ý nghĩa, vì tất cả mùa xuân là ở đây, là được ngồi đọc lá thư từ người yêu học trò, mặc vào tấm áo len em tặng, và nhìn bánh chưng mẹ già gói gửi mà rưng rưng nước mắt. Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm một mùa xuân hạnh phúc ở nơi miền biên địa.

Tôi xin cảm ơn người
Cảm ơn ai, đã đem luyến thương nồng ấm đến với lính.
Cảm ơn ai khi Xuân về vui thật là vui,
Không quên người sương gió sa trường
Âu yếm gửi tình đi muôn nơi.

Thật nhiều mến thương, tâm tư tha thiết tôi xin gửi về
Gửi Mẹ kính yêu vài lời của con chúc mừng năm nay
Và gửi đến em bao nhiêu yêu thương anh dành cho em
Khi Xuân về xin hãy yêu đời.
Ta đón đợi Xuân hồng ngày mai…

Bài hát chứa đựng những cảm xúc chân thành nhất và thường gặp nhất của một người lính thời xưa. Ở nơi chốn xa, họ không thể có gì nhiều hơn ngoài lời chúc mừng xuân gửi về hậu phương. Và sự khỏe mạnh, yêu đời của họ chính là món quà lớn nhất để đáp lại tình cảm của người thân nơi quê nhà, để rồi cùng nhau nuôi chung một ước vọng: Được đón xuân hồng ngày mai.

6. PHÚT GIAO MÙA – TRẦN THIỆN THANH

Có lẽ là không có nhạc sĩ nào sáng tác nhiều nhạc lính bằng nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, trong số rất nhiều bài nhạc lính nổi tiếng của ông, có ít nhất 4 bài nói về mùa xuân, đó là Đồn Vắng Chiều Xuân, Mùa Xuân Lá Khô, Đám Cưới Đầu Xuân,Phút Giao Mùa.

Ca khúc Phút Giao Mùa được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết vào mùa xuân năm 1968, khi ông đã có 3 người con. Có lẽ đời lính phải công tác dài ngày, xa gia đình, xa vợ con đã làm cho ông có niềm cảm hứng viết ca khúc này, và ký tên bài hát bằng tên của 2 người con của ông: Anh Chương – Thanh Trân.

Trong đề tựa bài hát, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh ghi lời đề tặng là “Tặng Phước”, là Đại uý Trần Duy Phước, thuộc tiểu đoàn 9 – Nhảy Dù, là bạn rất thân của ông, là người đã sử dụng tên của 2 người để làm mã hiệu truyền tin.

Cũng vì là một người lính, nên nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã viết lên được tâm sự của người lính nơi biên trấn nhớ về người yêu rất chân thật:

Lại một mùa Xuân nữa đến trong khói lửa chιến tɾanh
Mùa xuân vẫn xanh, xanh như cuộc tình em với anh
Xuân nay anh chưa về, ngàn câu thề không chắc em vui,
quà xuân anh chẳng có, gác giặc từng giờ
Đời lính chiến lấy gì gửi về em?

Thời chinh chiến, chỉ duy nhất một điều mà tất cả những người phụ nữ ở nơi hậu phương mong mỏi là được nhìn thấy người chồng, người yêu lính của mình được về sum vầy trong những ngày đầu năm, đón Tết. Nếu lỡ không về được, thì ngàn câu thề ước cũng không thể làm vui lòng người. Mà đời lính gác giặc nơi xa xôi, ngoài mấy câu yêu đương thì cũng đâu còn gì khác để làm quà gửi về, nên anh lính không thể xua đi được nỗi ngậm ngùi.

Cũng giống như ca khúc nhạc xuân lính khác cùng tác giả là Đám Cưới Đầu Xuân, người chiến sĩ trong Phút Giao Mùa cũng nhớ lại kỷ niệm thời thơ ấu:

Tiền đồn heo hút nhắc em kỷ niệm ấu thơ.
Hỏi: “Em có nghe trong tâm hồn gợi giây phút xưa?”
Hương bay đêm giao thừa ngày khói lửa chưa kín quê hương,
Và đôi ta nhỏ bé, thức xem giao thừa,
Kể chuyện vu vơ và thức trong mộng mơ.

Những câu hát ngắn ngủi này đã gợi lòng cho chúng ta nhớ về biết bao nhiêu những thơ mộng ngày cũ. Trong những ngày giao thừa khi đất nước thanh bình, người lớn có biết bao nhiêu lo toan bộn bề để chuẩn bị đón Tết, chỉ vui nhất là đàn em bé thơ ngây, mong đến khoảnh khắc giao thừa để xem mâm cỗ, đón không khí rộn ràng, rồi ngủ quên trong tiếng pháo giòn tan khắp ngõ. Sáng hôm sau sẽ thức dậy và xúng xính khoe áo mới chúc tết ông bà cha mẹ…

Phút giao mùa năm nay, anh lính ngồi giữa tiền đồn heo hút mà nhớ lại những khoảnh khắc giao mùa tuyệt vời ngày xưa như vậy, cùng giấc mộng thần tiên của tuổi bé thơ:

Em anh có nhớ khi ta mơ chuyện tích xưa:
Tiên nương hiện xuống không gian xem hoa rộ khắp nơi
Trăng sao mọc kín đêm khuya cho thiên thần hát ca,
Rồi nhè nhẹ gót hài tiên ca múa trên trần ai.

Đó là những chuyện thần tiên mà hình như ai cũng đã từng mơ tưởng khi còn nhỏ. Nhưng dù sao đó cũng chỉ là chuyện hoang đường mà thôi:

Nhưng tiên nào thấy đâu dù em chắp tay nguyện cầu.
Trăng sao nào thấy đâu để anh bỗng nghe nặng sầu.
Rồi pháo nổ khai xuân mình dỗi hờn xa xăm
Khi đường trần dập dìu người đi hái lộc đầu năm.

Rồi mùa xuân cũng qua, anh lính trưởng thành và giã từ ấu tươi đẹp để khoác áo chinh nhân ra chốn biên ải, là nơi mà mỗi phút giao mùa chỉ còn lại một mình trong phiên gác đêm:

Rồi từng xuân đến bắt anh giã từ ấu thơ.
Rồi xuân chiến chinh phút giao mùa còn anh với anh

Xuân chưa ôm đôi đời
Lòng xin một giây phút mơ thôi:
Nàng tiên anh nhỏ bé giữa đêm giao mùa,
lạc đường dương gian và đến thăm mình anh.

Những mùa xuân chậm chậm bước qua trong khói lửa, và đôi đời vẫn chưa thể bước chung đường. Trong phút giao mùa năm nay, khi đất trời đang bàn giao những khoảnh khắc thiêng liêng để lập xuân, anh lính chợt suy tư và sống lại giấc mơ hoang đường ngày thơ bé, đó là được thấy nàng tiên của riêng mình hạ bước dương trần để ghé thăm…

Có lẽ sẽ khó lý giải được vì sao mà gần nửa thế kỷ trôi qua đã không còn khói lửa chiến chinh, nhưng vẫn có rất nhiều người yêu nhạc thích nghe lại những giai điệu và ca từ của nhạc xuân viết về người lính đến như vậy. Suốt từ những ngày cuối năm cho đến ngày Tết, thói quen của nhiều người yêu nhạc vàng là nghe Xuân Này Con Không Về, Lời Đầu Năm Cho Con, Cánh Thiệp Đầu Xuân, Đồn Vắng Chiều Xuân, Phiên Gác Đêm Xuân, Phút Giao Mùa… dù lúc này đã không còn vỏ đạn đồng, không còn đồn vắng hay là phiên gác nào nữa. Có lẽ vì cảm xúc trong những bài nhạc xuân viết về đời lính quá chân thành, và những cảm xúc mãnh liệt của những bài hát này mang lại là thứ không thể nào mất đi dù hoàn cảnh đã khác, thời gian cũng đã qua lâu.

Nhắc đến ca khúc Phút Giao Mùa, có lẽ chỉ có chính tác giả mới thể hiện được trọn vẹn cảm xúc của bài hát. Mời các bạn nghe lại:


Click để nghe Nhật Trường hát trước 1975

7. ĐỒN VẰNG CHIỀU XUÂN – TRẦN THIỆN THANH

Đồn Vắng Chiều Xuân được cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác vào khoảng năm 1964. Khoảng thời gian này khói lửa đã lan dần trên khắp quê hương. Những lớp trai trưởng thành ở miền Nam thời kỳ này đã bắt đầu quen với những mùa Xuân xa quê hương, xa gia đình và xa hình bóng người tình, để đi đăng trình, đóng quân chiến đấu miền xa. Với gam trưởng và thể điệu Baguine Rock (tương đồng với điệu Chachacha) mang âm điệu vui tươi, trong sáng, tình tự, ông đã khắc họa nên hình ảnh người lính đón cái Tết xa xôi, với những niềm nhớ, cảm tưởng rất trữ tình, nên thơ dành cho người tình miền hậu phương. Người lính thể hiện trong bài hát này, hùng dũng và hào hoa, đồng thời vẫn biết nhớ, biết yêu như bao con người khác.

Mở đầu bài hát là những lời bộc bạch của người lính, khi chợt nhận ra Xuân đã về:

Đầu xuân năm đó anh ra đi
Mùa xuân này đến anh chưa về
Những hôm vừa xong phiên gác chiều
Ven rừng kín hoa mai vàng
Chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nhỏ

Những ngày đầu một năm, khi nắng đào ươm vàng cánh rừng, nhuộm một sắc màu tươi mới lên những tán cây, cành lá, người lính ngồi nhẩm tính những ngày tháng mình đã rời xa quê hương, xa bóng hình dấu yêu để lên đường nhập ngũ. Đầu năm trước anh ra đi, lên đường nhập ngũ. Tới đầu Xuân nay đã tròn một năm, nhưng anh vẫn chưa về. Lại một lần nữa lỗi hẹn, chắc nàng giận anh lắm. Mỗi lúc xong phiên gác chiều, vác súnɡ bước về trại, anh lại trông thấy hàng hàng những cành mai rừng khẳng khiu chẳng mấy chốc đã nở bung ra năm cánh vàng hoe, trông thật là rực rỡ. Sắc vàng hoa mai nở kín khu rừng rậm, làm cho người lính bồi hồi nhớ tới màu áo người yêu ghé thăm anh trên gác nhỏ, một mùa Xuân thanh bình lúc xưa.

Theo mạch hồi tưởng đó, người trai lính chiến ôn lại những kỷ niệm của những mùa Xuân thanh bình xưa, lúc còn ở hậu phương:

Mùa hoa năm đó ta chung đôi
Mùa hoa này nữa xa nhau rồi
Nhớ đêm hành quân thân ướt mềm
Băng dòng sông loang trăng đầy
Lòng muốn vớt ánh trăng thề viết tên em

Xuân là mùa của cây lá đâm chồi nảy lộc, của muôn hoa khoe sắc khoe màu. Nên “mùa hoa” ở đây là một cách dụng từ sáng tạo để chỉ mùa Xuân. Mùa Xuân trước, anh và nàng còn chung đôi, đón cái Tết hạnh phúc bên nhau ở quê hương. Mùa Xuân này, lại một lần nữa họ xa nhau. Đâu gì có thể đo được niềm nhớ nhung, mong mỏi và yêu thương họ dành cho nhau. Cách nhau càng xa thì tình càng nồng.

Anh lính lại tiếp tục nhớ tới những hôm cùng đơn vị hành quân, vén lau sậy, cỏ rậm, băng qua những dòng sông nước ngập ngang thân người. Chợt thấy trăng hôm ấy sáng quá, in trên cả mặt nước, ngỡ như ánh trăng đã rớt xuống nơi này, vỡ ra hàng trăm mảnh, sắc vàng lung linh, huyền ảo loang rộng ra cả khúc sông – như ta đã thấy qua hình ảnh “băng dòng sông loang trăng đầy” – một hình ảnh tượng trưng ước lệ rất gợi cảm.

Trong cảm xúc dâng trào, người lính chỉ muốn vớt ánh trăng thề, và viết lên đó tên người mình thương. Người lính như muốn nói rằng: “Phải đến cả ánh trăng trên trời cao mới có thể so sánh được niềm nhớ, niềm yêu của anh dành cho nàng”, phải chăng là  anh muốn viết tên nàng lên mặt trăng, để người yêu anh nơi hậu phương, khi ngắm trăng sẽ nhìn thấy, và nhớ ngay đến người đang nơi đầu tuyến xa xôi.

Phần điệp khúc tiếp theo sau đây thể hiện cao độ trong nỗi nhớ, lòng mong chờ của người lính:

Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa?
Chờ em một cánh thư xuân, nhớ thương gom đầy
Cho chiến sĩ vui miền xa xôi…

Người lính nơi đồn xa thường lãng quên cả ngày tháng, hôm nay khi xong phiên gác chiều bỗng nhận ra sắc mai vàng đã nhuộm kín khu rừng, người lính trận mới ngỡ ngàng nhận ra xuân đã về gần quá, trong lòng anh trỗi dậy bao xúc cảm.

Người nghe nhạc có thể thấy rằng, bài hát này gắn liền với hoa mai, với sắc thắm rực rỡ, đặc trưng của mùa Xuân. Đồn nơi đơn vị của người lính đóng quân nằm ở ven rừng mai. Nơi viễn phương xa xôi, hẻo lánh, cách biệt với phố thị, hoa đèn, trông những bông mai nở rộ là cách duy nhất để những người lính biết được rằng mùa Xuân đã về. Nếu không thì, chẳng biết mùa Xuân đã về hay chưa. Mùa Xuân đến, lại theo cánh én mang tới những kỷ niệm, những nhung nhớ xa xưa. Cũng như bao người lính khác, anh chẳng mong gì hơn ngoài cánh thư của thân nhân, của người thương, gửi vào trong đó những yêu thương, những cảm xúc chân thành, thiết tha. Không cần bánh tét bánh chưng, thịt mỡ dưa hành hay rượu ngon. Những lá thư với đầy niềm thương mến cũng đủ cho người lính chiến ấm lòng, vui sướng nơi miền rừng núi xa xôi rồi!

Lỡ mất Xuân năm nay, người lính chiến xin hẹn người yêu ngày non nước thanh bình, yên vui, sẽ trở về đón mùa Xuân “của riêng đôi mình”:

Hẹn em khi khắp nơi yên vui
Mùa xuân ngày đó riêng đôi mình
Phút giây mộng mơ nâng cánh hoa mai
Nhẹ rớt trên vai đầy, hồn chơi vơi ngỡ giữa xuân vàng, dáng em sang

Khi non nước còn chưa ngừng tiếng súnɡ, khi hận thù và phân ly còn hiện hữu trên quê hương, thì người trai lính vẫn còn phải làm tròn bổn phận của một người lính. Mùa Xuân hay những hạnh phúc riêng tư, thì xin tạm gác lại, dù biết người yêu nơi hậu tuyến luôn mong chờ, nhung nhớ. Khi nào đất nước được bình yên thì anh sẽ về, cùng nàng đón mùa Xuân thanh bình thật hạnh phúc, nồng ấm bên nhau – mùa xuân đó “chỉ riêng đôi mình” – một hình ảnh rất đỗi lãng mạn, tình tứ.

Trong giây phút xao xuyến với mộng mơ, bước đi giữa những cành mai đượm thắm màu vàng, chen trong nhụy xanh, giữa núi rừng tĩnh lặng, những cánh mai tàn, nhè nhẹ rớt lên vai áo người lính, sau một hồi lơ lửng, xoay vòng trong không trung. Anh nhẹ cầm cánh hoa mai, nâng niu nó trong lòng bàn tay. Bất chợt, sắc vàng hoa mai giống hệt màu áo người yêu, khiến anh chới với, ngỡ ngàng, vì tưởng như nàng đang đến thăm anh, đang đứng giữa sân tiền đồn. Một chút ngỡ ngàng, bồi hồi thoáng qua.


Click để nghe ca khúc qua giọng ca của Nhật Trường trước 1975

Bài hát Đồn Vắng Chiều Xuân mang nhịp điệu hơi nhanh, giai điệu vui tươi, trẻ trung, nhưng lãng mạn, thể hiện niềm nhớ nhung, yêu ái không thể nào đo đếm được của những người lính dành cho người mình yêu. Ca từ mà tác giả sử dụng rất sáng tạo, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, thể hiện đúng cái chất hào hoa, bay bổng của chàng lính nhiều tình cảm, hay mơ mộng. Từ khi được sáng tác (1964) cho tới nay, ca khúc đã được nhiều ca sĩ trình bày. Nhưng ấn tượng nhất có lẽ vẫn là qua giọng ca của chính tác giả, tức cố ca nhạc sĩ Nhật Trường–Trần Thiện Thanh.

8. ĐÁM CƯỚI ĐẦU XUÂN – TRẦN THIỆN THANH

Ca khúc Đám Cưới Đầu Xuân là một trong những ca khúc nhạc xuân nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng, cũng là ca khúc tiêu biểu trong hàng trăm ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.

Nội dung ca khúc này là một mối tình được kết chuỗi từ ngày tháng vô tư tuổi nhỏ, hai người quen nhau từ thuở ấu thời thuở còn chưa biết gì, vô tư chơi trò đám cưới trẻ con với nhau khi xuân vừa tới, và ước mong có được một Đám Cưới Đầu Xuân thật sự khi đã trưởng thành.


Click để nghe tác giả Nhật Trường hát Đám Cưới Đầu Xuân trước 1975

Ngày xưa ngày xưa đôi ta chung nón đôi ta chung đường.
Lên sáu lên năm đôi ta cùng sách đôi ta cùng trường.
Đường qua nhà em nghiêng nghiêng sân nắng, nghiêng nghiêng mây hồng.
Chiều nao đuổi bướm, bướm bay vô vườn
mà nước mắt rưng rưng …

Rồi một ngày kia em khoe áo mới xanh hơn mây trời.
Hai đứa chung vui khi xuân vừa tới thơ ngây cuộc đời.
Trò chơi trẻ con em cô dâu mới chưa nghe nặng sầu.
Chú rể ngẩn ngơ ra hái hoa cà làm quà cưới cô dâu.

Mười mấy năm qua khi hoa vừa hé nhụy
thì đời trai vui chinh chiến
Anh xuôi miền xa bao lần đếm bước xuân qua
Em ơi kỷ niệm xưa anh còn giữ mãi trong lòng

Em biết không em, xuân nay lại trở về,
đường rừng hành quân sương xuống.
Thương sao là thương trong màu tím sắc hoa sim …
Dĩ vãng đâu trôi về nhắc anh ngày thơ.

Chuyện xưa chuyện xưa, chuyện từ xuân trước xuân nay chưa nhòa
Anh nói em nghe thương em từ lúc hoa chưa mặn mà
Cầu cho mùa xuân nồng nàn trên má em tôi đợi chờ
Giữa lòng chiều hoang nâng cánh sim rừng
Ngỡ màu tím hoa xưa…

Ca khúc được mở đầu bằng: Ngày xưa ngày xưa, nghe thật nao lòng, như ngày xưa còn bé thường nghe mẹ kể chuyện cổ tích, chuyện nào cũng bắt đầu từ hai chữ ngày xưa. Ở đây nhạc sĩ kể cho chúng ta nghe câu chuyện tình từ hồi hai người còn thơ dại bằng giai điệu thiết tha luyến tiếc.

“Đôi ta chung nón” có thể là hai người đã đổi nón cho nhau hoặc nếu ở quê nghèo thì nón ở đây là tàu lá chuối lá bàng lượm bên đường, được thay thế nón để che chung. Đôi bạn thân thiết với nhau đâu từ còn bé xíu, cho đến năm, sáu tuổi mới cùng sách cùng trường.

“Chung nón chung đường” và “cùng sách cùng trường” – tác giả đã khéo dùng điệp từ đầy hình tượng cho người nghe cảm nhận được mối tình từ thuở thanh mai trúc mã hồn nhiên của hai người.

“Đường qua nhà em nghiêng nghiêng sân nắng nghiêng nghiêng mây hồng” – câu hát này như một câu thơ đẹp lạ thường! Khi nghe hát đến khúc này, người nghe tràn dâng cảm xúc về hình ảnh đường qua nhà em thật thơ mộng. Cũng trên khúc đường này chiều nao cùng nhau vô tư đuổi bướm, để khi bướm bay vô vườn rồi, nước mắt em rưng rưng…

Rồi một ngày kia em khoe áo mới xanh hơn mây trời.
Hai đứa chung vui khi xuân vừa tới thơ ngây cuộc đời.
Trò chơi trẻ con em cô dâu mới chưa nghe nặng sầu.
Chú rể ngân ngơ ra hái hoa cà làm quà cưới cô dâu.

Rồi cũng đến một ngày chàng trai bỗng thấy ngẩn ngơ và tâm hồn trở nên xao xuyến khi cô bạn hàng xóm ngày nào đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp khoe áo mới mùa xuân. Nhưng ngày vui chỉ vừa chớm, con tim yêu mới vừa biết loạn nhịp thì cũng là lúc người trai lên đường tòng chinh. Trên những bước đường vạn dặm, chàng trai vẫn giữ trong lòng hình bóng người yêu với mối tình sắt son và hẹn một ngày về trong hoan ca.

Mười mấy năm qua khi hoa vừa hé nhụy
Thì đời trai vui chinh chιến
Anh xuôi miền xa bao lần đếm bước xuân qua
Em ơi, kỷ niệm xưa anh còn giữ mãi trong lòng…

Em biết không em, xuân nay lại trở về,
Đường rừng hành quân sương xuống.
Thương sao là thương trong màu tím sắc hoa xưa…
Dĩ vãng đâu trôi về nhắc anh ngày thơ.

Những lần trên “đường rừng hành quân sương xuống”, màu tím sắc hoa sim rừng đã gợi nhớ cho màu tím hoa cà của đám cưới giả bộ ngày xưa. Màu tím buồn thuở ấy như đọng lại màu tình yêu xa cách trong từng cánh hoa sim rừng, làm khách chinh nhân dừng bước xuyến xao nhớ về chuyện xưa.

Chuyện xửa chuyện xưa, chuyện từ xuân trước xuân nay chưa nhòa
Anh nói em nghe thương em từ lúc hoa chưa mặn mà
Cầu cho mùa xuân nồng nàn trên má em thôi đợi chờ
Giữa lòng chiều hoang nâng cánh sim rừng ngỡ màu tím hoa xưa…

Xuân đến dẫu thêm bao nhiều mùa thì mùa Xuân kỷ niệm vẫn còn mãi trong lòng. Một ngày cũng là ân tình huống gì hai người đã cùng bên nhau nơi ký ức ấu thơ, cùng một thời gian dài biết bao nhiêu chuyện vui buồn. Tuổi hồn nhiên qua nhanh mỗi người mỗi ngả, cho đến khi một mình nâng cánh sim rừng giữa chiều hoang vắng, anh mới nói với em như thú thật mối tình của mình với núi đồi trập trùng sương xuống là “thương em từ lúc hoa chưa mặn mà”. Đến nay thì cô gái đã ở tuổi xuân thì, như nụ hoa đang thời rực rỡ, nhưng đôi má người tình không biết là có héo úa đi phần nào vì nỗi mong chờ hay không? Người ở nơi phương xa chỉ biết cầu cho mùa xuân làm cho cô gái thêm nồng nàn trên đôi má, mong người yêu an lòng trong nỗi xót xa cách biệt.


Click để nghe Thanh Lan hát Đám Cưới Đầu Xuân trước 1975

9. MÙA XUÂN LÁ KHÔ – TRẦN THIỆN THANH

Mùa Xuân Lá Khô là ca khúc nhạc xuân bất tử của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Chᴏ dù ca khúc này được sáng tác từ trước năm 1975, nổi tiếng qua giọng hát Chế Linh và của chính tác giả Nhật Trường (là 2 trᴏng tứ trụ nhạc vàng), nhưng khi nhắc đến Mùa Xuân Lá Khô, trước tiên người ta nghĩ đến giọng hát Tuấn Vũ. Có thể nói giọng ca Tuấn Vũ thời đỉnh caᴏ kết hợp cùng Mùa Xuân Lá Khô đã trở thành bài một bản thu âm nhạc vàng kinh điển.


Click để nghe Tuấn Vũ hát

Nhạc vàng của Trần Thiện Thanh mang một sắc thái rất riêng biệt. Ca từ được ông dùng trᴏng bài hát rất đẹp và mang nét lãng mạn, hàᴏ hᴏa khác hẳn với nhạc đại chúng thông thường, nhưng cũng không ẩn dụ xa xăm như thường thấy ở dòng nhạc tình. Với ca khúc Mùa Xuân Lá Khô, là một bài hát viết về lính và đời lính, dù gian khổ nhưng tác giả vẫn nhìn thấy những nét đẹp riêng, như “yêu lúc băng rừng như mộng tình nhân”, và “quen trên đường chiều lá khô rơi, ôi ngọc ngà giây phút chung đôi”.

Bài hát viết về sự xa cách và nỗi nhớ thương quê nhà, nỗi nhớ người yêu của người lính nơi biên ải này đã mang lại nhiều cảm xúc với các thế hệ người nghe nhạc:

Tôi trở lại vùng hành quân vùng xa xôi đá sỏi biết buồn
Ba tháng hậu phương yên bình tuy vết thương chưa lành hẳn
Tôi lại đi giữa lạnh sang Đông
Đời tôi chinh chiến lâu năm, yêu lúc băng rừng như mộng tình nhân
Kiếp chúng tôi như kiếp sông dài trôi đi miệt mài chẳng cần ai biết chᴏ ai.

Trᴏng cái lạnh sang Đông, người lính dấn bước trên vùng đất khô cằn và hᴏang vắng, nơi đá sỏi cũng biết buồn. Sau 3 tháng dưỡng thương nơi quê nhà, vết thương chưa lành hẳn, nhưng vì chiến chinh lâu dài, người chinh nhân vẫn vui kiếp sống miệt mài với những đêm băng rừng sâu:

Tôi đến đơn vị lại đi, nhọc hơi đâu đếm mỏi tháng ngày
Khi cánh dù mang tin lại những cánh thư xinh hậu tuyến
Tôi ngẩn ngơ biết mùa Xuân sang …
Ở đây không có hᴏa Mai,
không có hᴏa Đàᴏ trang điểm trần ai

Miệt mài hành quân qua nhiều vùng đất xa lạ, người lính không còn biết gì đến ngày tháng nữa. Chᴏ đến khi những cánh dù tiếp vận đưa cánh thư tâm tình của người hậu tuyến gửi đến nơi đầu tuyến thì anh lính với ngẩn ngơ biết rằng mùa xuân đã sang.

Nếu như ở trᴏng bài Đồn Vắng Chiều Xuân của cùng tác giả, người lính còn may mắn đóng quân ven rừng mai để thấy được dấu hiệu của mùa xuân về, thì trᴏng bài Mùa Xuân Lá Khô chỉ có một vùng khô cằn sỏi đá, không có một nhành mai hay nhành đàᴏ nàᴏ để trang điểm trần ai. anh lính nhìn từng chiếc lá khô mùa rụng lá ở nơi vùng biên ải và nhớ lại cũng một mùa lá khô năm xưa, anh đã tình cờ quen biết người yêu:

Những lá khô rơi suốt năm dài
như trᴏng một chiều lòng tôi biết yêu đương

Em tôi không đẹp như đời tưởng
Không áᴏ xanh áᴏ đỏ thơm hương
Quen trên đường chiều lá khô rơi
Ôi ngọc ngà giây phút chung đôi.

Lá ơi rơi chi trên dòng suối chờ
Chᴏ tình cờ anh lính làm thơ
Lời thơ êm như hơi thở
Khi em nguyện chờ một người về xa.

Đẹp làm saᴏ một mối tình giản dị giữa anh lính trận và “em gái quê hương”. Đó không phải là người cᴏn gái của chốn đô thành xa hᴏa, nàng không đẹp và cũng không áᴏ xanh áᴏ đỏ, chỉ có một tấm lòng sᴏn sắt luôn chờ đợi người yêu trên những bước đường chinh nhân xa xôi.

Hôm nay, nhìn từng chiếc lá khô rơi trên dòng suối, anh lính ngẩn ngơ rồi viết thành những dòng thơ tình gửi về người yêu.

Tôi đã quen rồi chuyện đi và quen xa ánh đèn phố thị.
Nên dẫu mùa Xuân đơn vị không bánh ngᴏn không rượu quý,
tôi nàᴏ nghe thấy lạnh trᴏng tôi…
Chỉ thương em gái quê hương trᴏng sớm Xuân hồng thiếu hẳn người thương
Em hỡi em khi chiến chinh dài xa nhau từng ngày và xa cả Xuân nay!

Cuộc đời chinh nhân quen với chốn rừng sâu, xa ánh đèn phố thị, nên dù mùa xuân chỉ có lá khô dưới những bước hành quân nhọc nhằn, không có bánh ngᴏn và rượu quý, không hᴏa đàᴏ hᴏa mai… thì cũng không chạnh lòng bằng việc nghĩ về người yêu nơi xa, khi xuân về trước mắt nhưng môi cười của người hậu phương bị kém tươi vì thiếu người thương, vì ngày tan chiến chinh còn mãi xa vời…

Xin mời bạn nghe lại ca khúc Mùa Xuân Lá Khô được thu âm trước năm 1975:


Click để nghe Chế Linh hát


Click để nghe Nhật Trường hát

10. NGÀY XUÂN THĂM NHAU – HOÀI AN

Mùa xuân thường là mùa xuân của sum họp, của đoàn viên gia đình, và trong 3 ngày Tết, dù có đi xa bao nhiêu thì ai cũng muốn được trở về bên mái lửa ấm bên những người thân yêu. Tuy nhiên, những điều tưởng như là rất giản dị và bình thường đó lại là niềm mơ ước của nhiều người sống trong những mùa xuân chinh ᴄhιến năm xưa, là bởi vì người lính phải đóng quân nơi biên cương hay tiền đồn xa xôi không thể về nghỉ phép.

Vậy nên những người vợ hoặc người yêu ở vùng hậu tuyến phải lặn lội đến chốn biên thùy xa để tận hưởng được những giây phút hiếm hoi quý giá của “ngày xuân thăm nhau”:

Đầu năm ra tới chốn đóng quân
Lâu lắm đôi ta chưa gặp một lần
Tiện mùa xuân về nên tới thăm anh
Cho lòng nhẹ bớt băn khoăn
Chung nhau mấy ngày xuân hiền lành.


Click để nghe Thanh Thúy hát trước 1975

Đó là ca khúc mang tên Ngày Xuân Thăm Nhau được nhạc sĩ Hoài An sáng tác vào khoảng năm 1969, khi cuộc chiến đã đến hồi cam go nhất, nên những người lính ở nơi xa đã lâu lắm chưa thể về thăm nhà: “lâu lắm đôi ta chưa gặp một lần”.

Từ miền xuôi lên đến tiền đồn là phải đi qua mấy sống mấy núi cách trở và hiểm nguy, đặc biệt là với thân gái dặm trường. Nhưng vì lòng có nhiều băn khoăn, nàng vẫn không ngại để tìm đến để san sẻ những nhọc nhằn của người thương chốn xa, được chung nhau những ngày xuân hiền lành hiếm hoi này. Niềm vui đó hiển hiện rõ trên khóe mắt của lứa đôi:

Niềm vui lên khóe mắt lứa đôi
Chia những gian lao chia cả nụ cười
Cuộc đời dẫu gần hay cách xa xôi
Câu thề vàng đá trên môi
Xin được nhắc vào xuân trọn lời.

Thời gian gần nhau, chẳng có bao lâu
Tình riêng đổi trao, được mấy mươi câu
Nắng xuân ta gối đầu
Ngắm xuân ta khấn cầu
Cầu mong ngày xuân chớ đi mau.

Sông núi cách ngăn, đường xa trở ngại, phải lặn lội trong một thời gian thật lâu mới đến được nơi, nhưng đổi lại là chỉ được gần nhau trong phút chốc, tình riêng đổi trao chỉ được mấy mươi câu thương mến, rồi lại một người tiễn một người lặng lẽ trở về trong lưu luyến:

Nàng xuân lưu luyến giữa chúng ta
Ngắt mấy bông hoa trong tận rừng già
Tặng nàng thay quà năm mới phương xa
Ghi tình gặp gỡ thiết tha
Ghi từng phút mùa xuân đậm đà.

Quà xuân nơi trận tuyến không có gì quý giá, anh lính chỉ có thể ngắt vội mấy bông hoa rừng ven đường để cài lên tóc người yêu thay lời ước hẹn, ghi nhớ lần gặp gỡ đầy thiết tha trong một ngày đầu năm.

Bài hát này được nhạc sĩ Hoài An sáng tác và ông ký cả 2 bút danh của mình khi phát hành là Hoài An & Trang Dũng Phương. Ngày Xuân Thăm Nhau cùng với Câu Chuyện Đầu NămTâm Sự Ngày Xuân là chùm 3 bài nhạc vàng mùa xuân nổi tiếng của nhạc sĩ Hoài An, cũng là 3 trong số những bài nhạc xuân nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng.

Trước năm 1975, ngày xuân thăm nhau được ca sĩ Thanh Thúy thu âm, đến sau năm 1975, phiên bản hay nhất của ca khúc này là phần song ca của Duy Khánh và Hương Lan, mời bạn nghe sau đây:


Click để nghe Duy Khánh và Hương Lan hát

11. TÔI CHƯA CÓ MÙA XUÂN – CHÂU KỲ

Hơn 60 năm trước đây, khi sáng tác ca khúc Tôi Chưa Có Mùa Xuân, nhạc sĩ Châu Kỳ đã hẹn với mùa xuân rằng sau 2,3 năm nữa thì hãy đến. Tuy nhiên, với nhiều người thì có lẽ mốc thời gian đó đã bị lùi vô hạn định.

Đợi hai ba năm nữa,
quê mình thôi khói lửa, m
ời xuân đến với tôi,
giờ này còn nổi trôi, r
iêng tôi xin từ chối
mà xuân chán gì nơi,

Nàng xuân chán gì nơi,
xuân là của muôn người,

Mặc tình xuân lả lơi,

xuân chẳng phải riêng ai,
xuân đi rồi xuân đến,
ngại rằng xuân kém tươi.


Click để nghe Chế Linh hát trước 1975

Xuân đi rồi xuân đến đã bao nhiêu lần, nhưng đối với những người đã trót sinh ra trong thời ly loạn thì vẫn chưa có mùa xuân vì quê hương đang còn chìm trong khói lửa binh, thân chinh nhân còn nổi trôi khắp miền biên địa, nên mỗi lần mùa xuân đến chỉ làm cho lòng càng buồn thêm. Đón xuân về nhưng vẫn không vui, chỉ mong đến mai đây non nước thanh bình thì mùa xuân mới thật sự đã về trong niềm hy vọng mong chờ.

Mùa xuân là của muôn người và muôn nơi, xuân đem niềm lạc quan yêu đời đến cho lòng người, nhưng riêng lòng người lính trẻ “xin từ chối” niềm vui xuân về. Đó là tâm trạng của một người chưa có mùa xuân, vì tâm trạng đang đau buồn khi quê hương còn lửa khói…

Tâm trạng còn chạnh lòng với non nước nên mặc tình xuân đến rồi xuân đi, mặc xuân về ngàn sắc hoa tươi thắm. Tâm tình vẫn thờ ơ dẫu ngoài kia vạn vật nơi nơi đang tưng bừng chào đón mùa xuân, dẫu tình xuân lả lơi bướm hoa rộn rã, lòng người vẫn thờ ơ với cảnh vật bên ngoài.

Hai mươi mấy tuổi đời, ai đón ai mời,
Tôi chưa muốn trao lời
Bản đàn xuân lả lơi, t
ơ lòng đang rối,
xuân đến thêm buồn thôi,

Hai mươi mấy xuân rồi,
Tôi vẫn đi hoài n
ghe như vắng tiếng cười,
chạnh vì non nước tôi đang còn lửa khói, ôi xót xa đầy vơi.

Bước chinh nhân còn nặng tình với quê nhà nên trái tim chưa mở để đón nhận thương yêu nào nào. Mặc cho bản đàn xuân lơi lả, mặc cho ai đón ai mời, lòng trai vẫn chưa vướng bận đến tình riêng. Chưa có người yêu thương thì cũng có nghĩa là càng chưa thể có mùa xuân trong đời. Mỗi lần xuân đến chỉ thêm buồn rối rắm tơ lòng mà thôi.

Hai mấy tuổi đời vẫn thiếu vắng mùa xuân khi quê hương đang còn lửa khói, luôn xót xa mang trong lòng nỗi buồn chinh chιến, luôn ước mơ về ngày mai thanh bình về trên đất mẹ. Bao mùa xuân thiếu vắng tiếng cười, người trai mỏi mòn mơ đến mùa xuân thái hòa đem yên bình hạnh phúc đến cho nơi nơi.

Đợi hai ba năm nữa,
quê mình thôi khói lửa,

Mời xuân đến với tôi,

Giờ còn nặng hai vai,
Thân chinh nhân hồ hải,
hỏi xuân có gì vui,

Hỏi xuân có gì vui,
xuân làm dáng cho đời,

Đẹp lòng giây phút thôi,

Ôi đất nước hai nơi,
Xuân đi làm sao tới,
dặm dài xin chớ lui.

Ước mơ và hy vọng về một ngày mai quê hương thôi khói lửa thì mùa xuân mới trọn vẹn niềm vui chung của đất nước. Bây giờ nỗi buồn chιến chinh còn đó thì muôn triệu người vẫn chưa thể có mùa xuân ở trong lòng.

Xuân về tô điểm hương sắc cho đời nhưng hỏi xuân có gì vui khi đất nước còn hai nơi chia cách. Bài hát trải đầy tâm sự buồn khi xuân về của chàng trai đang nặng nợ sông hồ, xót xa đầy vơi vì quê hương còn chưa có mùa xuân thanh bình thì trong lòng người chưa có mùa xuân.

12. HẸN MỘT MÙA XUÂN – ĐINH VIỆT LANG

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, những giai điệu quen thuộc của bài nhạc xuân bất hủ Hẹn Một Mùa Xuân lại vang lên trong lòng mỗi người yêu nhạc suốt hơn nửa thế kỷ qua. Đây cũng là ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Đinh Việt Lang:

Tôi sẽ về khi mùa Xuân đơm hoa trước ngõ
Để em gái nhỏ mắt thơ ngây
Tóc thôi biếng chải vì đợi chờ
Đêm yên giấc ngủ cơn mơ dỗ ngọt
Cho môi em mềm mùa Xuân.

Khi bầy chim én bay về xôn xao chào đón mùa Xuân về, hoa vàng đơm hoa trước ngõ là lúc lòng người lính đang bôn ba khắp nẻo biên thùy mơ ước sẽ được về thăm lại quê nhà, cho em gái nhỏ thôi không còn đợi chờ, mắt không sầu buồn nhớ mong những ngày xa vắng và vẫn thơ ngây như ngày nào còn bên nhau xanh biếc nụ mùa Xuân.


Click để nghe Duy Khánh hát Hẹn Một Mùa Xuân trước 1975

Người chinh nhân sẽ quay trở về để cho mái tóc xuân thì thôi biếng chải, má hồng sẽ vui như hoa tươi thắm khoe sắc ngày mới rộn ràng chờ đón tin vui. Rồi những đêm về sẽ không còn sự thao thức âu lo, mà trở thành “Đêm yêm giấc ngủ cơn mơ dỗ ngọt” sẽ đưa người vào giấc mơ yên bình khi có người yêu về cùng vui đón xuân thanh bình.

Tôi sẽ về thăm lại dòng sông con phố cũ
Ngày xưa có lần chiến tranh qua
Những đôi mắt trẻ lệ nhạt nhòa
Xuân không pháo nổ, Xuân không áo màu
Không nụ cười đưa duyên.

“Tôi sẽ về thăm lại dòng sông xưa con phố cũ”, là nơi có biết bao kỷ niệm còn lưu dấu mãi trong ký ức tuổi thơ. Đoạn nhạc này là những hình ảnh buồn của quê nghèo đã phải đi qua nhiều mùa chinh chιến đau thương. Bao năm qua đi, Xuân vẫn về với nhân gian mà chưa về được trong lòng người còn phân ly tan tác lo âu, những đôi mắt trẻ lệ nhạt nhòa không còn trông tin vui từ cánh én bay về.

“Xuân không pháo nổ, Xuân không áo màu”, im ắng nơi nơi vắng tiếng thơ trẻ, những thiếu nữ không còn nụ cười đưa duyên với nắng xuân lành. Quê hương trong thời điêu linh, buồn những đôi mắt trẻ lệ nhạt nhòa sầu tủi trông chờ màu áo mới của mùa Xuân.

Bao năm chinh chιến gót mòn nẻo gần xa
Lòng vẫn mơ ngày quê hương nắng đẹp
Trẻ thơ vui tiếng cười
Xuân rộn ràng Xuân về nơi nơi.

Bao năm chinh chιến gót mòn khắp nơi, người trai vẫn vẫn mơ về ngày quê hương thanh bình nắng đẹp, ngày xuân phơi phới đi trên con đường làng thân yêu rộn rã tiếng vui cười. Khi những ngày vui đã xa thì lòng người càng mơ ước được trở về với ngày xưa êm ái. Còn gì vui khi nghe tiếng trẻ thơ cười vô tư rộn vang trên mấy nẻo đường làng, những màu áo mới lại tung tăng khắp nơi rộn rã tiếng cười. Xuân về khắp nơi Xuân vui khắp chốn rộn rã lòng người hân hoan bừng sáng niềm tin hy vọng.

Tôi sẽ về đưa người yêu đi qua lối cũ
Nhặt hoa lót từng bước em đi
Nếu chân có mỏi vì đường dài
Xin yên giấc ngủ đêm Xuân gió thoảng
Ru mộng tròn môi em.

Tôi sẽ về đưa người yêu đi qua lối cũ, để đưa người yêu qua những con đường làng quê yêu dấu sau bao ngày xa cách, cùng vui với ngày Xuân bát ngát hương đời. Từng nốt nhạc yêu đời lãng mạn thăng hoa: ”Nhặt hoa lót từng bước em đi” reo lên đưa người nghe nhạc đến với miền Xuân đầy tình yêu ước vọng. Đó là một mùa Xuân sẽ tròn đầy mộng ước lứa đôi, ước mơ sum vầy cho vơi đi những ngày sầu tủi vắng xa. Tôi về bên em, bên bến xưa sông cũ nghe khúc ca thanh bình khắp nơi nơi quê hương thân yêu.

Mơ ước về mùa Xuân yên vui, hẹn trở về với mùa Xuân tươi thắm là không riêng gì của người lính trẻ, mà là ước vọng chung của tất cả mọi người trong thời tang thương ly loạn. Đó là những lời nhạc chứa chan niềm tin hy vọng về một ngày mai thanh bình mà chúng ta dễ nhận thấy trong đa phần những bài nhạc vàng được sáng tác trong cùng thời điểm.


Click để nghe Chế Linh hát Hẹn Một Mùa Xuân

Nghe Hẹn Một Mùa Xuân, người nghe nhạc càng trân quí những ngày hạnh phúc của mình mỗi khi được nhìn thấy ngày nắng đẹp mùa Xuân trở về trên quê hương, mang theo niềm vui thanh bình bất tận cho khắp nhân gian.

13. MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM – ANH VIỆT THU

Trong hàng trăm bài nhạc xuân nổi tiếng đã được sáng tác hơn nửa thể kỷ trước, người nghe nhạc vàng vẫn còn nhớ đến và yêu mến ca khúc Mùa Xuân Đó Có Em của nhạc sĩ Anh Việt Thu. Đây là ca khúc có lời ca dạt dào tình cảm lứa đôi, nói thay cho tâm trạng và tình cảm của những người lính xa nhà, luôn lo âu không biết rằng có về kịp ngày để được vui vầy đón Tết cùng với gia đình, bên những người yêu thương:

Nếu chiều nay lỡ hẹn không về,
Thì xuân năm nay xuân sẽ buồn,
Sẽ buồn hơn mấy cội mai già,
Mà mùa xuân quên mặc áo mới


Click để nghe Duy Khánh hát trước 1975

Mùa xuân là mùa của yêu thương đoàn tụ để ai cũng được trở về bên những người mình yêu thương vào dịp đất trời vừa mới giao mùa. Nhưng nếu mà lỡ hẹn không về được thì mùa xuân sẽ trở thành vô nghĩa, “sẽ buồn hơn mấy cội mai già mà mùa xuân quên mặc áo mới”. Nếu mà không về được thì chắc là sẽ buồn như cội mai già không thể bung nở nụ hoa vàng, là những cánh hoa đã được nhạc sĩ thi vị hóa như là chiếc áo mới mà mùa xuân đã quên mặc vào.

Hẹn hò xa xưa còn nguyên tất cả,
Dành cho em tình yêu rất lạ,
Dù sao anh cũng về, mộng xuân đã chín đỏ
Bàn tay nâng niu hoa cúc, bàn tay hiu hắt giọt lệ đầy,

Cho dù chiều nay lỡ hẹn không về, nhưng tình yêu dành cho người con gái quê nhà là vẫn nguyên vẹn như xưa. Tình yêu không chỉ tràn đầy mà còn “dành cho em tình yêu rất lạ”, đó là tình yêu vẫn luôn mới mẻ của người trai phương xa muốn gửi về.

“Dù sao anh cũng về, mộng xuân đã chín đỏ” như là lời hẹn ước sẽ trở về bên nhau khi tình xuân đã chín mọng, ước mơ rằng bàn tay được nâng niu hoa cúc, nâng niu mùa xuân hạnh phúc lứa đôi tròn đầy trong giọt lệ vui mừng hội ngộ.

Em có nghe trời vào xuân chưa,
Bên song từng giọt nắng vàng chợt lưa thưa

Lời nhạc như thay lời tỏ tình mà người gửi đến nhau, vạn vật đang tưng bừng đón mùa xuân về với bao cảnh sắc tươi thắm thêm đẹp tươi. Và khi có tình yêu bên cạnh thì mùa xuân thêm rộn rã, khi có người yêu cận kề một bên thì mùa xuân thêm đẹp vô cùng. Đó là một mùa yêu thương dạt dào có ngàn hoa khoe sắc ở ngoài đời và thơm ngát hương trong lòng của đôi lứa mong chờ một mùa xuân có nhau.

Và mùa xuân đó có em thì xuân rất đẹp,
Anh không biết xuân về lúc nào,
Lời tình đong đưa theo gió,
Mình thương nhau mấy tuổi xuân rồi.

Vì mùa xuân đó có em, nên anh đã xôn xao lòng ngập tràn hạnh phúc “không biết mùa xuân về lúc nào”. Lời nhạc diễn tả được tâm trạng của người đang yêu, mãi đắm say theo “lời tình đong đưa theo gió” mãi ngất ngây thả lòng theo bát ngát hương tình xuân nồng thắm. Để bâng khuâng tự hỏi là “mình thương nhau mấy tuổi xuân rồi” và mùa xuân nào có em cũng là mùa đẹp nhất.

Về hoàn cảnh sáng tác ca khúc này, theo người con của nhạc sĩ Anh Việt Thu kể lại thì đó là mùa xuân năm 1969, khi đó nhạc sĩ đang công tác ở đài phát tín quân đội bên Phú Thọ (Saigon). Vì nhiệm vụ của đơn vị này rất quan trọng, phải trực để giữ cho thông tin luôn được thông suốt nên ông lo lắng rằng sẽ không được trở về bên gia đình vào dịp giao thừa. Trong tâm trạng lo âu đó, nhạc sĩ đã sáng tác Mùa Xuân Đó Có Em để thể hiện nỗi lòng của mình.

Trong lời đề tựa, nhạc sĩ Anh Việt Thu ghi:

Bài hát viết trên đồng dây thép gió Phú Thọ. Mùa xuân ngủ muộn năm sáu mươi chín, trời thấp và mây đùn quanh tháp cổ.

14. MÙA XUÂN TRÊN CAO

Mùa Xuân Trên Cao là một ca khúc mùa Xuân nổi tiếng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, nói về tâm sự của một người lính nơi xa xôi, đón xuân về trên vùng cao nguyên rừng núi. Ở nơi rừng sâu núi thẳm đó cùng với bổn phận chinh nhân, anh luôn mơ về duyên tình lứa đôi còn dang dở.

Trời bây giờ trời đã sang Xuân
Anh và mai ngủ bên bìa rừng
Trở giấc ba mươi mộng ảo
Ngày thơ vẫn đẹp vô cùng
Nếu xuân này môi em còn hồng.

Hình ảnh “anh và mai ngủ bên bìa rừng” thể hiện hai thái cực của cuộc đời người lính: Dù gian lao vất vả nơi biên thùy lạnh lẽo nhưng vẫn luôn có những giây phút thật đẹp đẽ, lãng mạn. Quanh năm ngược xuôi khắp nẻo hành quân, một hôm chàng thấy bên bìa rừng bỗng rộ lên những nhành mai vàng rực, mới biết rằng đã đến giao mùa, nàng xuân đã sang.


Click để nghe Dạ Hương hát Mùa Xuân Trên Cao trước 1975

Ngủ bên bìa rừng ở dưới màn sương giăng lạnh lẽo, u buồn và có phần hãi hùng, giấc ngủ cũng không được tròn, nên nửa đêm anh trở giấc sau những giấc mộng ảo cùng nhau kéo về. Nhưng những gian lao vất vả đó sẽ được xóa tan tất cả miễn là “xuân này môi em còn hồng”, nghĩa là em vẫn còn đang đợi chàng ở nơi chiến tuyến, mong một ngày thanh bình sẽ được trở về để nối lại những ngày thơ mộng đẹp vô cùng.

Tình yêu nào chợt về đêm xuân?
Ta cần nhau, gặp nhau vài lần
Nhìn én bay qua đầu núi
thì xuân đã ngập trong lòng
Thương em vào những ngày lập Đông.

Đêm xuân giữa rừng lạnh lẽo, anh lính vẫn cảm thấy ấm áp khi tình yêu chợt về trong giấc mơ. Có lẽ là hình dáng người yêu đã trở thành một nỗi nhớ da diết khôn nguôi luôn đi vào trong giấc mộng mỗi đêm về, không phải chỉ một lần mà là “ta gặp nhau, gặp nhau vài lần”.

Ở đây tác giả dùng từ “cần nhau, gặp nhau”, nghĩa là dù xa nhau về mặt địa lý, nhưng cả 2 người vẫn mơ về nhau và gặp được nhau từ trong giấc mơ như là một sự thần giao cách cảm.

Rồi khi sáng tinh mơ bừng tỉnh, chàng “nhìn én bay qua đầu núi”, còn nàng thì “nhìn én bay qua đầu ngõ”, 2 câu hát này được nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng lặp lại khác nhau chỉ 1 chữ để nói về hoàn cảnh của đôi người, dù xa nhau nhưng cùng nhìn về một hướng, để rồi được thấy “xuân ngập trong lòng”.

Quê hương trong thời đau thương
Mùa Xuân chia ly là thường
Bao nhiêu khổ nhục tủi hờn
Hát lên nhân loại trả buồn cho Đông.

Lứa đôi yêu nhau nhưng chấp nhận xa nhau vì hoàn cảnh, vì thời cuộc, không có lời than oán. Xuân nay đã về để khoác lên chiếc áo mới cho đất trời, vạn vật được đổi thay và biến chuyển, và con người cũng đón chờ những niềm vui mới, đem trả lại hết tủi hờn cho mùa Đông lạnh lẽo đã qua và hy vọng về những mùa xuân thanh bình sẽ về để lứa đôi lại được sum vầy bên nhau.


Click để nghe Phương Dung hát Mùa Xuân Trên Cao trước 1975

Trời bây giờ trời đã sang Xuân
Ta nhìn em tình yêu thành gần
Mộng ước xanh như màu cỏ
Dù bao lửa hạ đông buồn
Mong Xuân này em vẫn còn Xuân.

Đã qua một đêm xuân nhiều mộng ảo, trời đã dần bừng sáng buổi tinh mơ, anh lính nhìn màn cỏ xanh mướt hơi sương, xanh như màu của mộng ước dù phải trải qua mấy mùa hoang phế lửa binh của lửa hạ đông buồn, chàng vẫn mong một niềm mong mỏi duy nhất: Xuân này em vẫn còn Xuân. Điều đó cũng có nghĩa là em vẫn còn tuổi xuân thì, vẫn một lòng chờ đợi người về…

15. ĐAN ÁO MÙA XUÂN – PHẠM THẾ MỸ

Đan Áo Mùa Xuân của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ một trong những ca khúc nhạc xuân quen thuộc nhất thường được nghe mỗi dịp đầu năm suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ
là thôi em mong nhớ
Xuân này chàng có về

Hỏi hoa hoa chẳng nói, hỏi mây mây lặng đứng
Hỏi gió gió ngập ngừng, hỏi nắng nắng ngại ngùng

Bài hát này nói về nỗi chờ mong xa cách của người con gái nơi hậu phương, gửi lòng nhớ thương đến với người còn đang gian lao tranh đấu nơi rừng sâu núi thẳm, chưa thể về để vui đón xuân ở quê nhà. Cứ mỗi lần nhìn hoa mai vàng trước ngõ là lòng nàng con gái lại dâng lên đầy những nhớ nhung buồn tủi nơi cô phòng, nhớ người trai còn dặm ngàn cách trở đang đón xuân nơi tiền đồn vắng xa xôi.

Câu hát “Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ là THÔI EM mong nhớ” nhiều năm qua đã bị nhiều ca sĩ hát sai thành “là EM THÔI mong nhớ”. Chỉ đổi thứ tự có 1 chữ những làm cho câu hát thay đổi ý nghĩa hoàn toàn. Bởi vì khi nhìn thấy hoa mai vàng trước ngõ, không thể nào là “em thôi không còn mong nhớ” người ở biên cương được, mà phải là “thôi em mong nhớ”, với chữ “thôi” còn nghĩa là “đẩy” (theo nghĩa Hán Việt), được hiểu là “thôi thúc”, “thúc đẩy”. Và “hoa mai vàng trước ngõ” dường như chỉ là một “cái cớ” để nàng nhớ người yêu nhiều hơn mà thôi, bởi vì trong lòng nàng, nỗi nhớ lúc nào cũng hiện diện trong bao mùa đã trôi qua rồi.

Chữ “thôi” còn một nghĩa khác nữa là “một khoảng thời gian tương đối dài và liên tục”, nên câu hát này cũng có hiểu là những ngày đầu xuân gợi nhớ lại nhiều kỷ niệm cũng là thời gian mà niềm mong nhớ dâng lên ngập tràn trong lòng người con gái ở quê nhà.

Nay xuân đã về một lần nữa, cảnh sắc ngoài kia dù có tưng bừng vui tươi như thế nào đi nữa thì lòng nàng cũng mênh mang buồn, hỏi bâng quơ một mình rằng “Khi nào chàng về”, đáp lại nàng chỉ là “Hoa chẳng nói, mây đứng lặng, gió ngập ngừng, nắng ngại ngùng…”, cũng bởi vì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.


Click để nghe Lệ Thu hát Đan Áo Mùa Xuân trước 1975

Chim mách rằng anh đang ngoài ᴄhiến tuyến
người yêu thay tay súпg, gối mộng là lá rừng
Vì quê hương còn khổ, tình yêu xin để đó
cho xác chết ngậm cười, cho nước mắt thôi rơi.

Thế gian đang tưng bừng đón đợi một mùa xuân mới, nhưng ở ngoài vùng biên địa vẫn còn nhiều người đang phải ngày ngày “người yêu thay tay súпg, gối mộng là lá rừng”. Lời nhạc lãng mạn văn chương tuyệt hay, thể hiện được hoàn cảnh của người lính ở chốn rừng xa, tay súпg thay thế cho người yêu kề cận bên mình, và lá rừng làm gối mộng êm đềm trong từng giấc ngủ.

Người luôn ước vọng về một ngày mai chung đôi bóng, vì hiện tại quê hương còn lửa loạn, nên tình yêu xin để đó, đợi chờ một ngày mai đất nước yên vui, khi quê hương không còn nước mắt đau thương, người sẽ được về bên nhau sau bao mùa xuân mỏi mòn chờ đợi.

Nhớ xuân sang năm nào,
bên bếp lửa vui, ngồi đan áo cho anh
đôi mắt anh dịu buồn, nói anh sẽ về khi máu xương ngừng rơi.

“Bên bếp lửa vui, em ngồi đan áo cho anh” là hình ảnh êm đềm hạnh phúc bên nhau vào những mùa xuân năm xưa, chàng ngồi canh nồi bánh chưng và nàng ngồi đan áo. Phần lời nhạc này thể hiện rằng đôi người trong bài hát này đã là vợ chồng, đã ở chung mái nhà và cùng bên bếp lửa ấm. Nhớ xuân xưa chàng xin được ngày phép để về thăm vợ những ngày xuân, nhưng đến xuân này có thể vì bận hành quân xa nên chàng vắng nhà, nên hình ảnh êm đềm bên bếp lửa năm xưa chỉ còn là kỷ niệm thương nhớ để cho nàng có thể nuôi hy vọng về một ngày mai thanh bình trở lại, để được đón người về vui bên lửa ấm, để không còn nỗi chờ mong nào nữa trong mỗi độ xuân về hoa mai vàng trước ngõ.


Click để nghe Hà Thanh hát trước 1975

Để giờ mình em và manh áo xám trên môi
Dù rằng ngoài kia vang tiếng pháo đón giao thừa
Bánh chưng rất xanh, với hoa rất vàng mà ngỡ là giấc mơ thanh bình.

Anh đã nói rằng anh sẽ về, nhưng “giờ mình em với manh áo xám trên môi”. Chỉ có riêng nàng với một hình một bóng ngồi đan áo mùa xuân, một mình với manh áo xám đan dở dang trên tay, nâng lên môi gửi về người nụ hôn trìu mến.

Ở ngoài kia đã vang tiếng pháo giao thừa rộn rã, bánh chưng rất xanh, hoa mai rất vàng gợi nhớ về giấc mơ thanh bình mà người đã nói năm xưa vẫn chưa thể thành hiện thực.

Anh sẽ về khi mai vàng trước ngõ
và lang thang chim én mang sầu về cuối trời
quà cho em là bướm và hoa thơm cỏ biếc
với gió mát lưng đồi, với tiếng sáo tuyệt vời.

Đó là những lời nhạc mang đầy niềm tin và hy vọng về một ngày quê hương tan khói binh. Khi đó thì hoa sẽ không còn câm lặng nữa mà sẽ vàng rực chào đón người trai trở về, khi đó chim én báo tin xuân sẽ xua tan hết sầu lo về cuối trời, chỉ còn lại những hoa thơm cỏ biếc, những gió mát lưng đồi và tiếng sáo tuyệt vời để làm quà cho nàng trong ngày xuân sum họp.

Anh sẽ về khi không còn tiếng súng
trời xanh cao chim hót, chim trỗi nhạc đón mừng
Để hoa xuân lại thắm để môi em lại ấm
cho áo mới yêu đời cho tiếng pháo thêm vui.

Cũng vẫn chỉ là những hy vọng và mơ về một ngày người được trở về, đoạn cuối bài hát là những lời nhạc vui tươi rộn rã theo tiếng chim trỗi dậy đón mừng, hoa xuân sẽ thắm tươi và môi buồn nàng thiếu phụ sẽ được bừng tươi như thiếu nữ khi không còn lạnh lẽo những ngày chờ mong. Khác với những lời nhạc đượm buồn ở đoạn đầu, kết thúc bài hát là những khúc hân hoan hạnh phúc, những hy vọng đẹp đẽ về một mùa xuân thanh bình, để người người được trở về với quê hương sau bao năm dài điêu linh khói lửa.

LỜI ĐẦU NĂM CHO CON

Trong nhạc vàng, tình mẫu tử thường được nhắc đến nhiều, thường xuyên, đến nỗi khó mà liệt kê hết tất cả những ca khúc viết về mẹ. Tình cha, tình phụ tử cũng thiêng liêng không kém lòng mẹ, tình mẫu tử, nhưng lại có rất ít ca khúc viết về cha con. Bài hát Lời Đầu Năm Cho Con của nhạc sĩ Nguyên Thảo là một trong những ca khúc nhạc vàng hiếm hỏi viết về tình cha.

Lý giải cho việc có quá ít bài hát viết về cha, có lẽ là vì người cha thường không thể hiện tình cảm thắm thiết nhiều như người mẹ, là bởi phụ nữ khi sinh ra đã vốn có cấu tạo não khác biệt, sống thiên về cảm xúc, thích bày tỏ tình cảm, lưu giữ được những ký ức sống động, nên tình mẹ được biểu lộ cụ thể và dạt dào tình cảm hơn, từ đó trở thành cảm hứng cho nhiều bài hát bất tử.


Click để nghe Duy Khánh hát Lời Đầu Năm Cho Con trước 1975

Xin nói về ca khúc Lời Đầu Năm Cho Con, đây không phải là một bài viết về tình cha bình thường, mà người cha trong bài hát ở trong thời binh lửa, cũng là một quân nhân quanh năm lăn lộn chốn sa trường, nên những tình cảm dành cho đứa con nơi quê nhà cũng mang nhiều sắc thái: Vừa thương, vừa nhớ, vừa buồn, vừa đau xót vì không được gần gũi con trong những năm đầu đời để làm tròn trọng trách người cha.

Bài hát này là một lá thư, nhưng cũng như là lời tâm sự trực  tiếp khi đối diện cùng nhau để người cha chân thành bày tỏ:

Trẻ con vô tư nên có lẽ nó sẽ vẫn vui với niềm vui hồn nhiên ngây thơ vào ngày đầu năm là được mẹ may áo mới, nhưng mỗi lúc nhớ đến cha, nó sẽ chạnh lòng vì nỗi buồn xa vắng.

Người cha nhớ vợ, thương con, nhưng là thân trai thời loạn nên bắt buộc phải hy sinh tình riêng, không biết làm gì hơn ngoài những lá thư xuân gửi về để gọi là quà, bởi vì nơi biên địa hãi hùng này thì có gì khác ngoài những vỏ đạn lạnh lẽo cùng những loài hoa rừng không tên:

Ở đoạn nhạc tiếp theo, chúng ta có thể thấy nhạc sĩ mơ về một giấc mơ thanh bình mà có thể dễ bắt gặp trong hầu hết những bài ca thời ly loạn, mong một ngày đất nước hết điêu linh, để ba được về với con, để quên đi những ngày tháng mệt nhoài đã quá dài này:

Trong lúc chờ tới ngày đó, thì mỗi năm mùa xuân đến, có hoa có cỏ bừng sáng cả đất trời, để con được vui niềm vui nhỏ nhoi trong tuổi ngọc ngà đáng lẽ phải được sống trong thanh bình và trong vòng tay thương yêu của cha và mẹ.

Mong ước cuối cùng, cũng là sau cuối, đó là người cha mong con được nên người. Cha không mong con trở nên giàu sang phú quý, chỉ mong con nên người, xứng thành người dân ở đời, như mong ước của mọi người cha ở trên đời. Đó cũng là “niềm tin sau cuối”, là bởi vì thân chinh nhân thời loạn, sợi sống như là treo bằng sợi chỉ, có thể gục ngã bất cứ lúc nào ở trên trận địa, nên đó là khao khát tột cùng của người cha, rằng con hãy cố gắng chăm chỉ học hành, trở thành người hữu ích cho đời. Có như vậy, người cha ở miền xa được an ủi phần nào trong những giờ phút đối diện hiếm nguy nơi sa trường.

Nói về hoàn cảnh sáng tác Lời Đầu Năm Cho Con, nhạc sĩ Nguyên Thảo cho biết trong một lần đi tiền đồn Dakto với đoàn văn nghệ (chung đoàn còn có nhạc sĩ Lam Phương), khi đi qua một ngọn đồi ông thấy cảnh một người lính pháo binh đang mài vỏ đạn đồng để Tết về làm hoa mai, nên chợt có ý tưởng sáng tác Lời Đầu Năm Cho Con, và vỏ đạn đồng đó chính là món quà mà người lính dành cho người con thơ dại khi trở về. Cùng trong chuyến đi đó, nhạc sĩ Lam Phương cũng sáng tác ca khúc nổi tiếng Đêm Tiền Đồn.

Đông Kha biên soạn
Bản quyền bài viết của nhacvangbolero.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here